Một giả thuyết đặt ra rằng nước này đang ngày càng tham gia tích cực vào vấn đề ngoại giao công chúng mà Thế vận hội là một ví dụ. Huang Yaling - Tổng thư ký của Tổng cục Xã hội Khoa học Thể thao - nói với Tân Hoa Xã:
"Sự tham dự của Chủ tịch Tập Cận Bình cho thế giới thấy niềm tin của Trung Quốc trong việc thúc đẩy sự phát triển của Thế vận hội và khát vọng của Trung Quốc về một thế giới hòa bình và tươi đẹp". Điều này có thể chứng minh rằng việc tạo dựng hình ảnh chắc chắn là một yếu tố quan trọng.
Tuy nhiên, sẽ rất thú vị nếu ông Tập Cận Bình tận dụng Thế vận hội mùa đông để xây dựng hình ảnh cho mình. Trung Quốc vốn ít quan tâm đến các môn thể thao mùa đông sẽ được Ban Tổ chức lựa chọn thi đấu ở Sochi.
Trong một cuộc họp báo, Thứ trưởng Bộ Thể thao Trung Quốc Yang Shu"an cho biết nước này chỉ là một quốc gia "tầm trung" trong lĩnh vực này và viện dẫn rằng có "vấn đề trong việc mất cân bằng và thiếu phổ biến về một số môn thể thao mùa đông ở Trung Quốc".
Rõ ràng việc ông Tập Cận Bình quyết định tới Sochi tham dự Lễ khai mạc là có những vấn đề quan tâm khác chứ không chỉ đơn thuần là vì thể thao.
Năm 2012, Chủ tịch Hồ Cẩm Đào đã không dự Lễ khai mạc Thế vận hội mùa hè ở London mặc dù Trung Quốc có rất nhiều thế mạnh trong các môn thi đấu tại Anh.
Theo thông cáo của Bộ Ngoại giao Trung Quốc, ông Tập Cận Bình tới Sochi là "thể hiện sự ủng hộ của Trung Quốc đối với Thế vận hội nói chung và với Nga trong việc tổ chức Thế vận hội mùa đông nói riêng" - điều thú vị thứ 2 đối với các nhà quan sát tại Trung Quốc.
Tân Hoa Xã mới đây cũng cho đăng tải một bài bình luận, trong đó lưu ý chuyến thăm Sochi sẽ là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của ông Tập Cận Bình năm 2014, đồng thời nhấn mạnh tầm quan trọng của Nga trong chính sách đối ngoại của nước này.
Trong một cuộc họp báo thông báo về chuyến đi này, Thứ trưởng Ngoại giao Cheng Guoping xác nhận " ông Tập Cận Bình dự kiến sẽ có cuộc gặp với Tổng thống Nga Putin" trong khi Thế vận hội diễn ra.
Liu Guchang - Cựu Đại sứ Trung Quốc tại Nga - nói với Tân Hoa Xã rằng chuyến thăm của ông Tập Cận Bình "sẽ giúp hai nhà lãnh đạo Trung, Nga phát triển tình bạn và mối quan hệ cá nhân gần gũi hơn cũng như tăng cường quan hệ giữa 2 nước”.
Ông Liu nói thêm Chủ tịch Tập Cận Bình và Tổng thống Putin cũng đã phối hợp với nhau rất tốt về các vấn đề quốc tế đang diễn ra và thực tế là năm 2013 “đã chứng kiến những tiến bộ sâu sắc trong việc phát triển mối quan hệ giữa Nga và Trung Quốc”.
Trong một bài bình luận trên tờ Diplomat, chuyên gia Mu Chunshan cũng cho rằng Bắc Kinh và Moskva đã đẩy mạnh hợp tác song phương và cả các vấn đề quốc tế, do đó ông Tập Cận Bình muốn tiếp tục duy trì đà phát triển này, nên chuyến đi của ông đến Sochi một dấu hiệu ủng hộ Nga nhiều hơn là ủng hộ cho Thế vận hội.
Việc ông Tập Cận Bình tới Sochi sẽ càng đặc biệt hơn, trong bối cảnh một số nhà lãnh đạo khác trên thế giới như Tổng thống Đức Joachim Gauckand và Tổng thống Mỹ Barack Obama đã quyết định không tham dự Lễ khai mạc trên nhằm phản đối Nga về việc nước này thông qua luật mới chống người đồng tính. Reuters cho rằng quyết định của ông Tập tới Sochi rõ ràng là "một sự ủng hộ mạnh mẽ đối với ông Putin".