Ăn uống lành mạnh nhưng đừng…

Mỗi ngày bạn nhận được vô số những thông tin liên quan đến dinh dưỡng và đôi khi bạn thấy hoang mang vì chúng thật trái ngược nhau. 

Ăn uống lành mạnh nhưng đừng…

Theo GS Jane Ogden - Chuyên gia tâm lý dinh dưỡng đầu ngành tại Mỹ, hãy từ bỏ 3 điều sau:

Đọc nhãn thực phẩm

Quy tắc của GS Jane Ogden khi đi chợ là: lên danh sách thực phẩm cho cả tuần và mua cho cả tuần, mua những nguyên liệu cơ bản, chứa không phải thức ăn sẵn, và chỉ mua những thực phẩm cảm thấy sẽ tốt - hài lòng, thậm chí sau khi ăn.

GS Jane Ogden không khuyến khích đọc nhãn thực phẩm. Mọi người thường chỉ thực sự đọc chúng khi bữa ăn đã sẵn sàng – điều nên tránh bằng mọi giá.

Tốt hơn là hãy mua trái cây và rau - không có nhãn, cũng như cá, thịt và những thực phẩm cơ bản như gạo, mì, cà chua đóng hộp và phô mai, thay vì “lăn tăn” giữa món cà ri và món trứng cuộn nấu sẵn ở cửa hàng.

Thực hiện toàn bộ các công đoạn của nấu ăn là quy tắc số một của chế độ ăn lành mạnh. Thật vậy, khi ai đó khoe rằng đã ăn kiêng thành công - ví dụ như giảm đường hoặc tinh bột – thì đơn giản chỉ vì họ đã tự giác vào bếp biến các nguyên liệu cơ bản thành món ăn họ muốn.

Thậm chí nếu không có thời gian, thì cũng trong 10 phút, thay vì mở 1 hộp thức ăn sẵn, cho vào lò vi sóng và lấy đĩa, hãy nấu mì với cà chua và ớt chuông.

Nếu bạn lo sẽ ăn quá nhiều thì đừng nấu nhiều. Nếu muốn nấu thừa ra cho ngày hôm sau, hãy sẻ một phần ra đĩa và cất ngay phần còn lại vào tủ lạnh để không lo ăn quá lượng.

Nói với con về chuyện ăn kiêng

Chúng ta nên xem xét câu từ khi nói với con cái để hướng chúng đến một thái độ ăn uống lành mạnh. Nên tránh những từ như "ăn kiêng” và tránh “tám” chuyện về cân nặng của bạn, của chúng hoặc của người khác.

Nếu bạn đang giảm cân, đừng để bọn trẻ nhận thấy bạn ăn mừng vì gầy hơn. Thay vào đó, hãy để chúng thấy bạn vui mừng trước việc đang khỏe mạnh hơn và có thể làm được nhiều thứ hơn với cuộc sống của mình.

Những nguyên tắc khác của GS Jane Ogden là: ăn với con, chỉ đưa về nhà những thực phẩm bạn muốn chúng ăn và để chúng thấy bạn ăn uống ngon lành.

Luôn nhìn việc ăn uống lành mạnh dưới ánh sáng tích cực. Đừng nói: "Mẹ rất tiếc, nhưng con phải ăn thứ này vì nó tốt cho con". Hãy nói “Thứ này thật ngon và giòn tan” hoặc “Ồ, xem này, chúng ta đã làm được món trứng hấp”.

Tự thỏa hiệp

Sâu thẳm mỗi người đều hiểu sự cần thiết của ăn uống lành mạnh. Họ biết tất cả những gì phải làm là ăn nhiều trái cây và rau, carbohydrat phức (bánh mỳ nâu, mỳ màu nâu thay vì màu trắng), một số protein và ít chất béo và đường.

Tuy nhiên, chúng ta đang bị tràn ngập bởi những lời khuyên luôn thay đổi về những thứ như chất béo no so với chất béo không no, đường tinh luyện và đường tự nhiên (sử dụng trực tiếp mật ong, mía...) và mọi người sử dụng sự bối rối này để biện minh cho việc từ bỏ và thực hiện hành vi theo cách mà họ biết là không đúng.

Điều này cũng phần nào lý giải tại sao những chế độ ăn theo mốt lại rất hấp dẫn - mọi người thường thích làm theo một một quy tắc đơn giản và tự nhủ rằng đó là tất cả những gì họ cần phải làm.

Nhưng những kiểu ăn kiêng này thường không bền vững và không phù hợp với cuộc sống của đa số chúng ta.

Nếu bạn đang thừa cân hay không khỏe, thì đó không phải vì bạn đang ăn bơ chứ không phải dầu ô liu, hay là vì bạn đang uống cola chứ không phải cola ăn kiêng.

Mà đó là vì những phần rất nhỏ của chế độ ăn, là sự tổng hòa của tất cả những điều khác bạn làm - từ ăn vặt vô tội vạ đến giải tỏa stress mỗi đêm bằng rượu hoặc sô cô la.

Sẽ thế nào nếu bạn thích những thực phẩm “không lành mạnh”?

Ăn uống lành mạnh nhưng đừng… ảnh 1 Một số người than phiền rằng họ thích toàn những món “không tốt” và thấy những thứ như súp lơ xanh hay cơm gạo lứt “chả ngon tí nào”. Những khẩu vị này có thể đã hình thành từ tấm bé, nhưng bạn có thể “sửa lại” chúng.

Chúng ta thường thay đổi khẩu vị vào những giai đoạn bước ngoặt của cuộc đời khi nhiều thứ khác thay đổi, ví dụ như khi bắt đầu một mối quan hệ mới - chúng ta thay đổi để phù hợp với những người khác.

Nhưng nếu mọi thứ trong đời bạn diễn ra êm đềm và bình lặng, bạn vẫn có thể thay đổi khẩu vị bằng cách đơn giản là lặp đi lặp lại. Bởi nếu bạn làm đi làm lại một điều gì đó, cho dù không thích, một thói quen mới sẽ hình thành và trong vòng một tháng, bạn sẽ muốn làm điều đó.

Lời khuyên của GS Jane Ogden là: hãy mua những loại thực phẩm bạn muốn ăn nhiều hơn, như thế bạn sẽ buộc phải ăn khi đang đói.

Có thể bạn không trở nên ghét đồ ngọt, nhưng bạn sẽ bắt đầu thích ăn táo sau bữa trưa hơn là kẹo, hoặc không muốn ăn bánh ngọt tráng miệng nữa.

Theo Dân trí

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ