Ai sẽ là Tổng Thư ký tương lai của Liên Hiệp Quốc?

GD&TĐ - Ngày 26/9, Hội đồng Bảo an LHQ tiến hành vòng thứ 5 của cuộc bầu cử sơ bộ để chọn ra người đứng đầu LHQ. Các nhà phân tích cho rằng, các ứng viên có nguồn gốc Đông Âu đang chiếm ưu thế trong cuộc đua này.

Ai sẽ là Tổng Thư ký tương lai của Liên Hiệp Quốc?

Liên Hiệp Quốc và nữ quyền

Trong các cuộc họp của Hội đồng Bảo an và Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc, Tổng Thư ký Ban Ki-moon đã nhiều lần nhấn mạnh rằng có thể tự hào gọi LHQ là một tổ chức của nữ quyền. Ông tạo ra cấu trúc “Liên Hiệp Quốc - Phụ nữ”, đưa ra sáng kiến đoàn kết nhằm chống lại bạo lực giới, khuyến khích những người đàn ông bảo vệ quyền của phụ nữ. Ngày 31/12 tới, Ban Ki-moon rời khỏi chức vụ Tổng Thư ký LHQ và ông khẳng định “đã đến lúc” cần tiến cử một người phụ nữ đứng ở vị trí lãnh đạo của tổ chức này.

Tuy nhiên, bình đẳng giới là một trong những nhiệm vụ nặng nề nhất - Ban Ki-moon thừa nhận. Có điều, quyết định cuối cùng không phải là Ban Ki-moon. Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cần phải giới thiệu các ứng cử viên cho chức Tổng Thư ký Đại hội đồng mới. Để Hội đồng Bảo an thông qua, mỗi ứng cử viên phải nhận được ít nhất 9 phiếu thuận, trong đó có các phiếu bầu của tất cả 5 thành viên thường trực từ 15 thành viên của Hội đồng Bảo an LHQ. Danh sách các ứng viên hiện nay có 9 người, 6 trong số họ là đại diện của Đông Âu: Tổng Giám đốc UNESCO Irina Bokova, Bộ trưởng Ngoại giao Bulgaria Slovakia Miroslav Lajcak, cựu Tổng thống Slovenia Danilo Turk, cựu Bộ trưởng Ngoại giao Srgjan Kerim của Macedonia, Natalia Gherman của Moldova và Vuk Jeremic của Serbia. Đại diện của các khu vực khác có cựu Thủ tướng Bồ Đào Nha Antonio Guterres, Quản trị viên Chương trình Phát triển LHQ Helen Clark (New Zealand) và Ngoại trưởng Argentina Susana Malkorra.

Trong ngày 26/9, các thủ tục ở Hội đồng Bảo an sẽ được tổ chức theo các quy tắc sử dụng các lá phiếu trước đó. Theo đó, 5 thành viên thường trực và 10 thành viên Hội đồng Bảo an không thường trực được phân phối cho các lá phiếu có màu sắc tương tự. Theo yêu cầu của Đại sứ New Zealand Gerard van Bohemen (trong số các ứng cử viên cho vị trí Tổng Thư ký có một ứng cử viên ở nước này), đại diện thường trực của Nga tại LHQ Vitaly Churkin chủ trì cuộc bỏ phiếu này.

Ai sẽ là tân Tổng Thư ký của LHQ?

Theo ông Churkin, quan điểm ban đầu của Nga là đảm bảo rằng Tổng Thư ký tiếp theo của Liên Hiệp Quốc sẽ đến từ các nước Đông Âu. Đó là công bằng, như Tổng Thư ký trước đó đã được bầu từ tất cả các châu lục và khu vực khác, trong khi chưa bao giờ có Tổng Thư ký từ Đông Âu.

Trong cuộc phỏng vấn của “Nezavisimaya Gazeta”, bà Bokova nhấn mạnh rằng nguồn gốc Đông Âu của bà là một lợi thế, tuy nhiên chỉ thế thôi thì chưa đủ cho vị trí ứng cử viên Tổng Thư ký LHQ.

“Ở các nước xã hội chủ nghĩa trước đây của Đông Âu đã trải qua một sự thay đổi triệt để. Và chúng tôi hiểu rõ các giá trị quan trọng như nhân quyền, tự do ngôn luận, dân chủ, bình đẳng giới, hòa nhập xã hội và những chuyện khác. Tôi nghĩ rằng, chúng ta đã bảo vệ chúng mạnh mẽ hơn bất cứ nơi nào khác. Vượt lên tất cả, chúng tôi đã chiến đấu, bảo vệ cho những giá trị này” – bà Bokova giải thích. “Đối với những lợi thế về nguồn gốc Bulgaria của tôi, đất nước tôi đã phát triển thành một xã hội đa văn hóa và đa tôn giáo. Tôi nghĩ rằng, điều này là rất quan trọng đối với những sự khác biệt hiện diện trên khắp châu Âu do dòng người di cư mang lại” - bà Bokova chia sẻ.

Người đứng đầu UNESCO đánh giá nghiêm túc thế mạnh của các đối thủ của mình. Như trong bất kỳ cuộc bầu cử, các ứng cử viên có những người ủng hộ và phản đối. Tuy nhiên, Bokova không thể thay đổi được thực tế là số lượng lớn nhất các đối thủ hóa ra lại ở tổ quốc của bà. Người ta dị nghị rằng nguồn gốc của Irina Bokova là cộng sản, rằng bà có khuynh hướng thân với Moskva… Bằng chứng là bà từng tốt nghiệp Học viện Ngoại giao Moskva, tham dự Ngày chiến thắng ở Moskva và Bắc Kinh…

Các vòng tiếp theo của cuộc bỏ phiếu sẽ được tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng 10 tới. Theo các nhà phân tích, Tổng Thư ký mới của LHQ đang nghiêng về các ứng viên đến từ Đông Âu.

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ