Ai Cập: Lo ngại quân đội sẽ dựng lên "Mubarak mới"

Ai Cập: Lo ngại quân đội sẽ dựng lên "Mubarak mới"

(GD&TĐ) – Những người biểu tình dân chủ ở Cairo lo ngại quân đội sẽ cản trở cuộc cách mạng của họ bằng cách đưa ra một ứng cử viên được gọi là “Mubarak mới” trong cuộc bầu cử tổng thống năm nay.

Những vị tướng điều hành Ai Cập cực lực phản đối những người cải cách và quyết tâm nắm giữ lấy những khoản tài sản hấp dẫn mà họ đã tích lũy trong nhiều thập kỷ cai trị. Đây là điều những người biểu tình nghi ngờ thậm chí khi quân đội đã khẳng định sẽ trao quyền về tay nhân dân càng sớm càng tốt.

Pro democracy protesters in Tahrir Square are requesting the release of all politcal prisoners still in jail.
Những người biểu tình ở quảng trường Tahrir yêu cầu thả hết các tù nhân chính trị

Tuần trước đã xuất hiện những dấu hiệu rạn nứt giữa những người biểu tình và binh lính sau một thời gian ngắn yên ả trong những ngày ông Hosni Mubarak bị buộc phải ra khỏi dinh tổng thống. Tại một cuộc diễu binh mừng chiến thắng, nhiều người đã chỉ trích những người đàn ông mặc quân phục.

Những người biểu tình nghi ngờ cam kết của quân đội, lo ngại họ sẽ dựng lên một hệ thống tham nhũng mà họ vừa yểm trợ và được hưởng lợi cá nhân từ nhiều thập kỷ. Tuy nhiên, nỗi lo ngại lớn nhất là với quyền lợi có được, quân đội sẽ khuyến khích một quân nhân nghỉ hưu hay một nhân vật từ chế độ cũ tham gia ứng cử tổng thống.

Việc chọn ra đúng ứng cử có thể dễ dàng có được người thắng lợi trong cuộc bầu cử thực sự tự do của Ai Cập trong nhiều thập kỷ và do đó duy trì được tiếng nói của quân đội đối với cách điều hành đất nước.

Những lợi ích tài chính của những quan chức quân đội đang phục vụ hoặc đã nghỉ hưu đặc biệt cao về các mặt như thực phẩm, xăng dầu, dây dựng, khách sạn… Lợi ích của quân đội còn có được từ việc đưa người nhập ngũ vào làm việc tại các công trường như một nguồn lao động giá rẻ, đặc biệt là canh gác những cộng đồng người giàu, khu nghỉ dưỡng cho ngành du lịch đang nở rộ. Quân đội sở hữu những lượng đất khổng lồ, đặc biệt là tại các khu vực chiến lược như Bờ biển Đỏ, nơi đã trở nên vô cùng quý giá khi ngành du lịch bùng nổ tại đây.

Quân đội cũng có một số ưu đãi hơn so với các doanh nhân, bao gồm không phải đóng thuế và chịu những thủ tục giấy tờ đã làm kìm hãm nhiều doanh nghiệp.

Được hỗ trợ bởi lực lượng tài chính hùng hậu và sự tín nhiệm của quân đội, một cựu tướng có thể thu hút được hàng triệu người Ai Cập đã ủng hộ ông Hosni Mubarak đến cùng. Nếu có những bất ổn và bạo loạn thì một ứng cử viên quân đội cũng khá dễ dàng lên nắm quyền.

Ứng cử viên quân đội sáng giá nhất cho chức tổng thống có thể là tướng Sami Anan, 63 tuổi, tổng tư lệnh có quyền lực và được tôn trọng đang chỉ huy một đội quân gồm 468.000 quân. Ông đóng một vai trò quan trọng trong cuộc khủng hoảng vừa qua, được sự chấp nhận của quần chúng nhưng luôn bị coi là gần gũi với ông Hosni Mubarak và có thể phải từ chức để tranh cử với tư cách là một thường dân trong các cuộc bầu cử vào tháng 7 tới.

Một ứng cử viên khác có thể là ông Kamal Elganzoury, 78 tuổi, một nhà kinh tế đã từng làm Thủ tướng vài năm trong những năm 90..

Hầu hết những người biểu tình chấp nhận rằng quân đội có một vai trò trọng yếu trong việc duy trì trật tự cho tới khi cuộc chuyển giao quyền lực cho nhân dân được diễn ra, nhưng họ vẫn gọi cuộc diễu hành chiến thắng đông đảo ở Cairo vào hôm thứ 6 tuần trước là một phần biểu dương sức mạnh của mình đối với các vị tướng.

Một học giả Hồi giáo tên là Safwat Hegazy, đã đe dọa khởi động lại các cuộc biểu tình trên đường phố nếu cuộc cải cách không diễn ra: “Tôi không quan tâm ai là tổng thống tiếp theo, bởi vì nếu ông ta không trung thực, chúng tôi đều biết con đường đến quảng trường Tahrir”.

Phương Hà (Theo Telegraph)

TIN LIÊN QUAN

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ