Trong ngôi là ven đô, Trần Quang Thiều và nhóm của ông hoạt động liên tục nhằm diệt chuột trên những cánh đồng lúa. Họ ước tính có tới 20% lượng ngũ cốc của nông dân bị loài gặm nhấm này phá hoại hàng năm. Chúng gây ảnh hưởng trực tiếp tới nền kinh tế của Việt Nam, quốc gia xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, phóng sự của AFP viết. Ảnh: AFP |
Ông Thiều nói với AFP rằng “rất khó để bắt chuột vì chúng là loài động vật nhanh nhẹn và thông minh. Chỉ tính riêng tại Việt Nam, người ta đã phát hiện tới 43 loài chuột khác nhau. Nó là thách thức lớn với nông dân trên các tỉnh thành khắp cả nước”. Ảnh: AFP |
Năm 1988, ông Thiều đạt được bước đột phá trong lĩnh vực diệt chuột. Ông tạo ra chiếc bẫy hình bán nguyệt, hiệu quả hơn mọi phương pháp bẫy mà người nông dân từng sử dụng. Kết cấu đơn giản cùng lực đẩy cực mạnh của những chiếc lò xo khiến chuột không có cơ hội thoát thân. Ảnh: AFP |
Ông Thiều ước tính, những chiếc bẫy chuột của mình đã giết chết hàng triệu cá thể gặm nhấm trong những năm qua. Trong khi đó, ông Nguyễn Mạnh Hùng, chuyên viên Viện khoa học Nông nghiệp Việt Nam cho biết, ít nhất 500.000 ha lúa bị chuột phá mỗi năm. Không chỉ gây ra thiệt hại hàng trăm triệu USD, chuột còn là vật trung gian lây lan nhiều loại bệnh truyền nhiễm khác. Ảnh: Lao Động |
Trần Quang Thiều cho biết, ông cũng nhận được rất nhiều hợp đồng thuê diệt chuột cho các bệnh viện, khách sạn, nhà hàng, trường học hay các trụ sở công quyền. “Trong lần đỉnh điểm, chúng tôi bắt được khoảng 300 kg chuột trong một đêm tại khu nghỉ dưỡng ở Hà Nội”, ông Thiều tự hào nói. Ảnh: Lao Động |
Cả 5 người con của ông Thiều cũng mở công ty diệt chuột. Tính tới thời điểm hiện tại, gia đình ông đang điều hành 6 công ty hoạt động độc lập trong lính vực tiêu diệt loài gặm nhấm nguy hại. Bẫy hình bán nguyệt do ông chế tạo được sử dụng rộng rãi ở Việt Nam, Campuchia và cả Trung Quốc. Ảnh: ANTĐ |