ADB: "Việt Nam đã củng cố được ổn định vĩ mô"

ADB: "Việt Nam đã củng cố được ổn định vĩ mô"
(GD&TĐ)- “Việt Nam đã củng cố được sự ổn định kinh tế vĩ mô của mình và kết quả là chúng tôi đang điều chỉnh tăng dự báo tăng trưởng cho cả năm 2010 và 2011, trong khi giảm mức dự báo cho lạm phát”, ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc Gia ADB tại Việt Nam phát biểu tại buổi họp báo “Cập nhật triển vọng phát triển Châu Á 2010” sáng nay (28/9) tại Hà Nội.
ADB: "Việt Nam đã củng cố được ổn định vĩ mô" ảnh 1
 Ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc Gia ADB tại Việt Nam.
Theo đó, ông Ayumi đưa ra mức dự báo tăng trưởng của VN trong năm 2010 sẽ tăng từ 6,5% lên 6,7%, mức dự báo lạm phát cũng giảm xuống 8,5%. Dự báo này được đưa ra trên cơ sở sự duy trì ổn định kinh tế vĩ mô, dẫn đến cán cân thanh toán dần dần được cải thiện, thâm hụt ngân sách giảm bớt và tác động của việc mất giá đồng tiền Việt Nam trên thực tế đối với thâm hụt thương mại là không lớn.  Ông Ayumi Konishi, Giám đốc Quốc Gia ADB tại Việt Nam.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế dự báo sẽ cao hơn năm 2011, vào khoảng 7% khi niềm tin của nhà đầu tư phục hồi trở lại đi đôi với tỉ lệ lạm phát giảm bớt và vị thế đối ngoại vững chắc hơn.
Tuy nhiên, theo ông Ayumi, trong nền kinh tế thị trường, “nhận thức của nhà đầu tư” thật hơn cả điều kiện thực của nền kinh tế. Vì vậy, VN nên tiếp tục cố gắng để đảm bảo cho công chúng hiểu rõ hơn về quan điểm chính sách của mình. Điều này không chỉ áp dụng cho Chính phủ mà còn cho cả khối doanh nghiệp.
“VN cần theo dõi chặt chẽ tình hình kinh tế toàn cầu. Sự chuyển đổi của Trung Quốc từ “nhà máy của thế giới” thành “thị trường tiêu thụ lớn nhất thế giới” chắc chắn sẽ làm thay đổi bản đồ khu vực. Đây sẽ là một thách thức lớn đối với VN”, ông Ayumi nhấn mạnh.
Theo báo cáo của ADB, mức thâm hụt tài khoản vãng lai hiện nay tính trên GDP được dự báo sẽ giảm bớt trong giai đoạn dự báo nhờ tài khoản thương mại cải thiện, luồng kiều hối đổ về tăng và sự phục hồi của ngành du lịch.
Cán cân thanh toán tổng thể sẽ tiếp tục được cải thiện, nhờ tình hình đầu tư trực tiếp nước ngoài được cải thiện do nền kinh tế tăng trưởng và luồng vốn đổ vào tăng. Dự trữ ngoại hối dự báo sẽ tăng nhẹ, về mức an toàn hơn. 
Đặc biệt, lạm phát dự báo vào khoảng 8,5% trong năm 2010, giảm xuống còn khoảng 7,5% vào năm 2011. Những dự báo này được đưa ra dựa trên các quy định cho phép kiểm soát giá cả đối với một số mặt hàng của các doanh nghiệp tư nhân bán ra của Chính phủ. Những biện pháp kiểm soát này nếu được thực hiện có thể hạn chế việc tăng giá trong ngắn hạn, song đi kèm với rủi ro là làm ảnh hưởng xấu đến tinh thần của doanh nghiệp.
Cũng theo ADB, những rủi ro trong nước đối với triển vọng kinh tế trong giai đoạn dự báo chủ yếu tập trung vào khả năng nới lỏng chính sách tiền tệ hoặc tài khóa (hoặc cả hai) một cách vội vàng, hoặc việc thị trường tài chính cà các nhà đầu tư trong nước cho rằng chính sách đã nới lỏng.
Việc nới lỏng quá sớm hoặc cho rằng chính sách đã được nới lỏng có thể làm chệch hướng những nỗ lực bình ổn kinh tế vĩ mô, làm cho lạm phát leo thang trở lại và gây áp lực đối với các cán cân đối ngoại.
Một thách thức quan trọng nữa là nâng cao hiệu quả của nền kinh tế và giảm bớt những hạn chế về bên cung thông qua cải cách cơ cấu. 
KH&ĐS

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.