Sự xuất hiện trên chiến trường của những chiếc xe tăng vào đầu thế kỷ 20 đã mang lại những thay đổi không chỉ trong nghệ thuật chiến dịch quân sự mà còn thay đổi đặc điểm quy mô chiến tranh ở tầm khu vực và trên thế giới.
Các cuộc chiến được phân chia theo thế hệ, nó khác nhau về đặc tính chiến thuật và vũ khí sử dụng. Việc chế tạo xe tăng hiện nay đã trải qua tất cả các loại hình chiến tranh và qua các thế hệ. Trong Thế chiến thứ nhất những cỗ xe tăng trông có vẻ là một cỗ máy kỳ lạ, nhưng sang Thế chiến thứ hai nó như một công cụ không thể thiếu để phá vỡ mọi lớp phòng thủ và tạo thế bao vây toàn bộ mục tiêu quân sự.
Abrams bị phá hủy tại Iraq |
Trong các cuộc xung đột chiến tranh của thế kỷ này, những chiếc xe tăng trong tay của những chỉ huy quân sự tài ba không hề mất đi giá trị của nó. Các chuyên gia Mỹ và các nhà phân tích quân sự rất thích so sánh các phương tiện quân sự, các dạng vũ khí, chiến thuật và nghệ thuật chiến tranh diễn ra với các quy mô khác nhau từ chiến tranh địa phương đến chiến tranh trên thế giới. Do đó, trong tâm của những người phê bình đã chuyển sang việc tìm kiếm “Xe tăng của thể kỷ 21” và tất cả các trận chiến đều đi tới chiến trường thông tin.
Tìm kiếm thủ lĩnh
Ban đầu các chuyên gia đã cố gắng xác định những chiếc xe tăng mà theo họ sẽ là “Xe tăng của thế kỷ 21” được lựa chọn từ những chiếc xe tăng tốt nhất của thế kỷ 20.
“Theo truyền thống thì danh sách những chiếc xe tăng đứng đầu bao gồm M1A2 “Abrams” (Mỹ), “Leopard-2” (Đức), Leclerc (Pháp) và “Merkava” (Israel). Tất nhiên để thấy được ưu thế của chúng thì chúng cần phải được so sánh với một loại nào đó, và không có gì đáng ngạc nhiên khi chúng được so sánh với những chiếc xe tăng Nga T-72, T-80 và T-90.”
Xe tăng Leopard-2 của Đức |
Chính xác thì những chiếc xe tăng được lựa chọn là những chiếc được sản xuất đời đầu mà không tính đến những phiên bản nâng cấp sau này. Kết quả có thể nói là đã biết trước: Những chiếc xe tăng thuộc khối NATO và Israel được đánh giá tốt hơn.
Vị trí đứng đầu trong bảng xếp hạng thuộc về M1A2 “Abrams” của Mỹ. Đúng theo quan điểm thì quân đội Mỹ được đánh giá tốt nhất vì vậy xe tăng tốt nhất phải thuộc về họ.
“Abrams” không thể vượt qua kiểm tra chiến đấu
Các cuộc chiến ở vùng Trung Đông, nơi mà những ưu thế của M1A2 “Abrams” theo lời của truyền thông phương Tây là tối đa, theo thời gian và nghiên cứu chi tiết về các tập phim đã cho thấy những kết quả đáng kinh ngạc.
Trong thời gian xung đột tại khu vực này, cụ thể “Abrams” đã mang đi không những số lượng lớn nhất các binh sỹ mà còn các phương tiện kỹ thuật. Một chiếc xe tăng “hoàn hảo” tỏ ra yếu ớt trước cát và bụi khi chúng từ từ làm hỏng động cơ của những con “quái vật thép”. Trong năm 2005 từ 1135 chiếc Abrams sử dụng tại Iraq thì có 530 chiếc đã phải gửi về Mỹ để sửa chữa với vấn đề chính liên quan đến động cơ.
Trước sự tấn công của tên lửa chống tăng dẫn đường “Cornet” thì “Abrams” rất ít có cơ hội đứng vững. Chiều dày mặt trước vỏ xe tăng – 650 mm, tháp pháo – 950 mm, nhưng nó cũng không giúp được nhiều cho “Abrams”. Và hệ thống bảo vệ trước đạn động năng cũng không cứu được nó. Tên lửa chống tăng “Cornet” là loại tên lửa bắn song song. Phát bắn đầu tiên sẽ phá hủy hệ thống bảo vệ động năng, phát thứ 2 tạo động năng tích lũy sẽ bắn trực tiếp lên vỏ thép của xe. Mức xuyên thép của tên lửa “Cornet” lên tới 1300-1400 mm với loại bọc thép có bảo vệ trước đạn động năng.
So với chiếc xe tăng của Mỹ thì T-90 của Nga ở vùng Trung Đông thể hiện mình tốt hơn. Lực lượng phiến quân chỉ tiêu diệt được duy nhất một chiếc T-90 của quân đội Syria: Xe tăng bị phá hủy từ bên trong khi nó bị bỏ lại trong quá trình tháo chạy. Phát bắn vào T-90 của Syria là từ tên lửa chống tăng dẫn đường TOW-2A, một mặt cho thấy sự chắc chắn của xe tăng, mặt khác cũng nói lên rằng ê kíp lái đã thật sự kém cỏi khi đã không bật hệ thống “Shtora”.
Xe tăng T-90AM của Nga |
T-90AM: Từ tốt đến tốt hơn
Kinh nghiệm chiến tranh tại vùng Trung Đông đã chỉ ra việc sản xuất xe tăng của Nga và của các nước NATO có nhiều điểm khác nhau. Các nhà phát triển tăng của Nga dựa trên kinh nghiệm chiến đấu đã nâng cấp từ xe tăng T-72 đến phiên bản T-72B3M, còn T-90 nâng cấp lên T-90AM. Các đồng nghiệp nước ngoài cũng tiến hành nâng cấp những cỗ máy của mình, nhưng họ không thật sự chú tâm, và việc sản xuất bị dừng lại trong năm 2008-2010.
“Xe tăng T-90 của Nga sau khi nâng cấp được trang bị hệ thống bảo vệ hiện đại: bao gồm lưới chống tích lũy và hệ thống bảo vệ chủ động và bảo vệ trước đạn động năng. Xe tăng nhận được hệ thống bảo vệ chủ động “Afganit” và bảo vệ đạn động năng “Relikt”. Độ cứng vững của bọc thép trước các loại đạn tích lũy được tăng gấp đôi, độ cứng vững trước đạn xuyên giáp cỡ nhỏ tăng 1,5 lần”.
Công suất động cơ của T-90AM hiện tại không bằng của “Abrams” và “Leopard-2”, nhưng vượt trội hơn so với xe tăng nước khác ở hỏa lực trên xe về độ chính xác và tầm xa tiêu diệt mục tiêu. Khi phát hỏa vào mục tiêu trong điều kiện ngày và đêm thì T-90AM có thể bắn ở khoảng cách đến 5 km, còn “Leopard-2” chỉ là 3 km.
“Mô phỏng toán học tiến hành khi 2 xe tăng T-90AM và M1A2 đối đầu (10 xe tăng T-90AM đối đầu 10 xe tăng A1M2 “Abrams”) cho thấy ở khoảng cách 5 km, xe tăng của Nga tiêu diệt đến 50-60% xe Mỹ cho đến khi chúng xuất hiện ở khoảng cách 2-2,5 km.”
Về tốc độ bắn có thể kể một sự kiện được ít người biết đến: Trong cuộc trình diễn trước các đại biểu nước ngoài, T-90 trong vòng 54 giây đã tiêu diệt 7 mục tiêu được đặt ở tầm xa từ 1,5 đến 2,5 km. Tốc độ xe tăng T-90 lúc đó đạt khoảng 35 km/h. Thành tích trước đó thuộc về xe tăng “Leopard-2” của Đức.