8 lý do để các trường đại học ngoài công lập trụ vững

8 lý do để các trường đại học ngoài công lập trụ vững
(GD&TĐ) - Chúng ta không thể phủ nhận vai trò quan trọng của các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng ngoài công lập đóng góp cho sự nghiệp CNH - HĐH đất nước trong giai đoạn vừa qua. Nhưng ở thời điểm hiện tại lại có nhiều cơ sở giáo dục ngoài công lập không phát triển được mà còn có chiều hướng giật lùi. Nguyên nhân là do các cơ sở giáo dục này đã không thực hiện cam kết như trong đề án thành lập trường. Trong khi đó nhiều trường đã sớm tuyển sinh khi các điều kiện về cơ sở vật chất còn thiếu; trang thiết bị, tiền vốn, đội ngũ cán bộ quản lý, giảng viên, các thủ tục pháp lý, quy chế, quy định, giáo trình, tài liệu, học liệu… đều thiếu.
TSKH Bùi Xuân Biên
TSKH Bùi Xuân Biên
Cũng không ít trường khi có được sinh viên và thu được một số thành quả bước đầu trong công tác đào tạo thì nảy sinh nội bộ mất đoàn kết. Cuộc chiến tranh giành chức vụ trong quản lý, tranh giành quyền lợi ích dẫn đến nhà trường chưa kịp phát triển đã tụt hậu. 
Để các trường tồn tại và phát triển cần hội đủ 8 yếu tố then chốt:
Thứ nhất, đồng tình với quan điểm sáp nhập hoặc tái cấu trúc lại các cơ sở giáo dục và đào tạo yếu về năng lực; giao và ấn định ngành nghề đào tạo theo chuẩn đội ngũ và cơ sở vật chất hiện có đúng với chuyên môn hóa.
Thứ hai, để đảm bảo chất lượng đào tạo không thể bỏ kỳ thi “3 chung” vì đây là mốc hết sức quan trọng nhằm đánh giá chỉ số IQ, EQ và năng lực của sinh viên.
Thứ ba, đây là dịp để các trường đại học, cao đẳng ngoài công lập nhìn lại mình xem đang ở cung bậc nào của chu kỳ phát triển để xây dựng chiến lược phát triển bền vững.
Thứ tư, quan tâm đầu tư thật tốt về cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, chuẩn bị nguồn tài chính đủ mạnh (dù là cơ sở đào tạo đang phải đi thuê địa điểm), mạnh dạn áp dụng khoa học công nghệ vào quản trị đại học như hệ thống điểm danh bằng vân tay, camera, các modul quản trị từ tài chính, nhân sự, đào tạo đến nghiên cứu khoa học.
Thứ năm, quan tâm đặc biệt đến đầu tư cho đội ngũ giảng viên, đội ngũ quản lý. Muốn có chất lượng phải xây dựng được quy trình tuyển chọn.
Thứ sáu, tập trung khai thác và sử dụng tối đa chất xám của các giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, các nhà khoa học sẵn có để nghiên cứu và xây dựng bằng được giáo trình, tài liệu, học liệu mang bản sắc và đặc trưng của nhà trường.
Thứ bảy, tập trung trí lực để soạn thảo đầy đủ ra các thể chế có chất lượng nhằm đảm bảo quá trình thông suốt trong quản trị đại học.
Thứ tám, nghiêm cấm mọi hiện tượng tiêu cực trong học đường, giữ vững trật tự - kỷ cương, trong sạch, công khai, lành mạnh và thân thiện trong môi trường giáo dục - đào tạo.
Thanh An

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Toạ đàm “Trí tuệ nhân tạo và ảnh hưởng trong các trường ĐH” trong khuôn khổ Hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH”.

AI và tương lai giáo dục đại học

GD&TĐ - Ngày 11/12, hội thảo “AI và tương lai giáo dục ĐH” được tổ chức nhằm chia sẻ nghiên cứu, ứng dụng thực tiễn của trí tuệ nhân tạo trong giáo dục ĐH.