8 hành động của trẻ trông kỳ lạ nhưng chuyên gia khẳng định "rất bình thường"

Lần đầu làm cha mẹ, chắc hẳn các ông bố bà mẹ rất bối rối trong việc chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy rằng đã đọc qua nhiều sách báo, tham gia các khóa học tiền sản và làm cha mẹ, nhưng trong thực tế vẫn có những hành động của trẻ làm các ông bố bà mẹ phải hoang mang bối rối, vì không biết như thế là con mình có vấn đề gì hay không.

Trang Brightside đã tổng hợp lại 8 hành động tưởng kỳ lạ nhưng lại hóa ra là bình thường ở trẻ nhỏ, cha mẹ tham khảo để không phải lo lắng nữa nhé.

1. Nín thở

8 hành động của trẻ trông kỳ lạ nhưng chuyên gia khẳng định "rất bình thường" ảnh 1

Theo thông tin từ Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh thì trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có thói quen nín thở. Đối với trẻ sơ sinh, đây là một hành động vô thức, nó xảy ra khi trẻ khóc vì sợ hãi, buồn bã, tức giận, sốc hoặc bị đau đột ngột. Còn khi lớn hơn, dường như nín thở là một trải nghiệm của trẻ.

Cho nên, cha mẹ đừng lo sợ khi thấy con đột nhiên đỏ mặt tía tai, phùng má ra như kiểu bị nghẹt thở. Khi hết chịu nổi, con sẽ phải tự thở lại ngay. Hành động này sẽ kết thúc khi trẻ được 4 đến 5 tuổi.

2. Thường xuyên cởi quần áo

  • Trong nhiều trường hợp trẻ cởi quần áo của mình, dù đang ở nơi công cộng, là vì quần áo khiến con cảm thấy không thoải mái, hoặc nóng bức. 

    3. Uống nước tắm

    Vì còn nhỏ nên trẻ chưa phân biệt được nước trong bồn tắm và nước uống khác nhau, và trong khi chơi với nước, trẻ cũng muốn thử một chút nước xem sao.

    4. Đập đầu

    Tiến sĩ Vincent Iannelli, thành viên của Hiệp hội Nhi khoa Hoa kỳ, cho biết có khoảng 15% trẻ em thường tự đập đầu mình vào thành cũi, gối hoặc nệm trong khi ngủ. Điều này khiến một số cha mẹ lo lắng con bị rối loạn giấc ngủ.

    Tuy nhiên, Tiến sĩ Vincent nói rằng đây chỉ là một hành vi tự xoa dịu chính mình của trẻ, giống như việc mút ngón tay vậy. Do đó, cha mẹ không cần phải lo lắng, rồi sẽ đến lúc con không tự đập đầu của mình nữa.

    5. Nhét mọi thứ vào tai, mũi và mắt của mình

    Đây cũng là một hành động vô thức của trẻ, bởi trẻ chỉ đang thử nghiệm chuyện gì sẽ xảy ra khi nhét các vật thể khác nhau vào mũi, tai, mắt của mình.

    Do đó, để con không gặp nguy hiểm phải đến bệnh viện để gắp bỏ dị vật, tốt nhất cha mẹ nên giám sát con thường xuyên và hãy cất cao những vật dụng nhỏ như cúc áo, pin, các món đồ chơi nhỏ... ra khỏi tầm với trẻ.

    6. Cái gì cũng bỏ vào miệng ăn

    Trẻ em có thể ăn hầu hết mọi thứ, từ đồ ăn rơi rồi đồ chơi cho đến gạch, đất, bụi bẩn. Có thể trong mắt cha mẹ đó là những thứ đó rất bẩn, nhưng với trẻ thì nó lại rất ngon. 

    Song, để đảm bảo an toàn cho trẻ, cha mẹ nên thường xuyên để mắt đến con nhằm ngăn chặn kịp thời nếu chẳng may con cho những vật nguy hiểm vào miệng.

    7. Bứt tóc

    Trẻ em dưới 2 tuổi có xu hướng bứt tóc để tự trấn tĩnh mỗi khi tức giận hoặc chán. Khi được 3 tuổi, trẻ sẽ nhận biết được phản ứng của cha mẹ và bứt tóc trở thành hành động thu hút sự chú ý của cha mẹ.

    Nhưng nếu con đã lớn mà vẫn bứt tóc thì đây là một dấu hiệu của chứng rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD).

    8. Đọc đi đọc lại một quyển sách nhiều lần

    Theo Tiến sĩ Joanne Cummings, Trưởng khoa Tâm lý và Sức khỏe thuộc trường Đại học Strathclyde (Anh), việc nghe đi nghe lại một câu chuyện giúp trẻ cảm thấy mình có quyền kiểm soát. Nghĩa là trẻ đã biết trước nội dung của câu chuyện, biết diễn biến tiếp theo của nó và điều này giúp trẻ cảm thấy thư giãn rồi nhanh chóng chìm vào giấc ngủ.

  • Bác sĩ Patrick Coleman, Giám đốc quản lý Giáo dục và Đào tạo của Bệnh viện Manly (Úc) cho biết đây là cách để trẻ thử vị giác của mình.Một lý do khác nữa khiến con thường xuyên cởi quần áo của mình là vì con vừa mới học được kỹ năng này, do vậy, con muốn được thực hành nhiều lần. Việc làm này giúp trẻ cảm thấy mình độc lập và có ích hơn.

Theo Dân sinh

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Minh họa/INT

Sa mạc ngập vì mưa bất thường

GD&TĐ - Hầu hết các nhà khoa học đều có chung nhận định, biến đổi khí hậu có thể 'tiếp tay' gây ra tình trạng thời tiết cực đoan ở UAE.
Ảnh minh họa ITN.

Nên hay không?

GD&TĐ - Trong xu thế tự chủ đại học, nhiều cơ sở đào tạo đã chủ động xét tuyển sớm.