8 bộ phận cần giữ ấm nhất trong mùa đông

Mùa đông đến, cơ thể con người rất sợ nhiễm lạnh, trong đó có 8 bộ phận là nơi dễ bị khí lạnh xâm nhập, cần được chú trọng giữ ấm hơn.

8 bộ phận cần giữ ấm nhất trong mùa đông
1. Chân
Chân là bộ phận sợ lạnh nhất trong toàn cơ thể, có câu “chân lạnh thì toàn thân lạnh”. Kinh mạch của thận, tỳ và dạ dày đều bắt nguồn từ chân, nhưng do khoảng cách từ chân so với tim là xa nhất, con đường lưu thông máu cũng dài nhất, cho nên máu cung cấp luôn bị thiếu ở chân.
bộ phận cần giữ ấm
Giải pháp: Nếu nhiệt độ cơ thể không đủ ấm thì cần phải có hỗ trợ từ bên ngoài, cách tốt nhất là mỗi ngày dùng nước ấm ngâm chân, thúc đẩy tuần hoàn máu, giúp cơ thể ấm lên. Mỗi ngày 20 phút ngâm chân với nước ở nhiệt độ khoảng 42℃ là tốt nhất, đồng thời có thể mát xa huyệt Thông Tuyền ở lòng bàn chân, có tác dụng điều chỉnh kinh mạch ngũ tạng được thông thuận. Ngoài ra, mang tất chân cùng giữ ấm tốt nhất.
2. Hông
Hông làm bộ phận sợ lạnh thứ hai, nó là cơ quan chủ của thận, mà thận thì chịu nóng ghét lạnh. Đàn ông bị lạnh ở hông dễ xuất tinh sớm, phụ nữ dễ bị rối loạn kinh nguyệt và thống kinh.
Giải pháp: Mùa đông nên mặc thêm áo khoác dài, không để lộ phần hông. Có thể dùng hai tay xoa hông: chà xát hai tay cho nóng lên, sau đó áp chặt vào phần hông, mỗi ngày thực hiện 2 lần vào sáng và tối, mỗi lần khoảng 50-100 cái.
3. Đầu
Đầu giống như chủ của cơ thể, trăm mạch tương thông, nếu bị nhiễm lạnh dễ gây ra các hiện tượng cảm mạo, viêm mũi, đau đầu, nhức răng… Đầu là bộ phận không giỏi giữ nhiệt lượng. Những người thường xuyên không đội mũ, khi thời tiết ở nhiệt độ 15 độ , nhiệt lượng phát tán ở đầu chiếm đến 30% tổng nhiệt lượng cơ thể, ở nhiệt độ 4 độ thì con số này lên đến 60%.
bộ phận cần giữ ấm
Giải pháp: Mùa đông khi ra ngoài cần phải đội mũ, tốt nhất là có thể che luôn phần trán. Khi đầu ra mồ hôi không nên lập tức tháo mũ ra, mà phải để cho mồ hôi dần dần tan hết. Ngoài ra mỗi buổi sáng sau khi thức dậy có thể dùng tay cào da đầu giúp lưu thông mạch máu, làm ấm đầu.
4. Cổ
Cổ giống như cầu nối giữa đầu và toàn bộ cơ thể, nó còn là đường hô hấp chính, một khi bị lạnh thì các bệnh về cột sống, đốt sống cổ, hen suyễn, viêm đường hô hấp và các bệnh về mạch máu não đều có thể kéo đến.
Giải pháp: Vào mùa đông tốt nhất nên mặc áo cổ cao đặc biệt là người lớn tuổi. Khi ra ngoài nên choàng thêm khăn ấm góp phần phòng ngừa cổ bị nhiễm lạnh mà gây bệnh.
5. Đầu gối
Đầu gối bị lạnh có thể dẫn đến co rút mạch máu và cơ cục bộ ở các khớp gây ra đau nhức và viêm khớp.
bộ phận cần giữ ấm
Giải pháp: Có thể chọn các loại quần hay tất dài quá gối, không nên vận động quá sức. Có thể thực hiện thêm vài động tác co duỗi để khớp gối linh hoạt hơn.
6. Tai
Tai tuy có thể tích nhỏ nhưng diện tích tiếp xúc với không khí lại lớn, nhiệt lượng rất dễ phát tán, da ở ngoài tai lại mỏng, lỗ tai thiếu lớp bảo vệ nên rất dễ bị nhiễm lạnh.
Giải pháp: Khi trời quá lạnh bạn có thể dùng bao tai chuyên dụng hoặc đội nón rộng che được lỗ tai, ngoài ra choàng khăn cao cũng là giải pháp tốt. Khi từ bên ngoài đi vào phòng kín nên chà xát tay cho nóng rồi áp vào lỗ tai giữ khoảng 5 đến 10 phút để làm ấm tai.
7. Mũi
Mũi cũng là bộ phận thường lộ ra ngoài, nếu niêm mạc của mũi tiếp xúc với không khí lạnh thì dịch mũi sẽ tiết ra ít đi, tác dụng lá chắn cho mũi trở nên kém dẫn đến các khuẩn bệnh có thể xâm nhập vào phổi tăng nguy cơ cảm nhiễm đường hô hấp.
bộ phận cần giữ ấm
Giải pháp: Đeo khẩu trang diệt khuẩn nhưng không nên choàng khăn cao bịt cả mũi vì có thể khiến cho các vi khuẩn hoặc sợi vải đi vào khoang mũi. Mỗi sáng thức dậy và trước khi đi ngủ có thể mát xa mũi, dùng hai ngón tay cái mát xa nhẹ nhàng dọc hai bên cánh mũi rồi đến sống mũi. Thao tác này có tác dụng tăng tuần hoàn máu , nâng cao sức chịu lạnh cho mũi.
8. Lưng
Lưng nếu không giữ ấm để cho gió lạnh xâm nhập vào sẽ làm tiêu hao dương khí của cơ thể dẫn đến chức năng miễn dịch kém.
bộ phận cần giữ ấm
Giải pháp: Mặc áo dài có thể giữ ấm được phần lưng và đừng quên việc tắm nắng mỗi ngày cho lưng.
Theo Afamily

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ