Theo Tastemade, cà phê giúp cơ thể nóng lên. Lượng caffeine cao trong cà phê kích thích sự trao đổi chất trong cơ thể.
Gừng có tác dụng kích thích mạch máu lưu thông, làm ấm các chi và tránh những cơn ớn lạnh. Có thể ăn gừng nguyên gốc hoặc sử dụng như một loại gia vị cho các món ăn. Các loại rau củ khác như cà rốt hoặc củ cải đường cũng có tác dụng tương tự gừng nhưng ít hơn.
Nghe có vẻ lạ nhưng uống nước lạnh sẽ giúp cơ thể bạn ấm lên. Vào mùa lạnh, cơ thể liên tục mất độ ẩm thông qua mồ hôi, thở hay đi tiểu thường xuyên. Các ion cơ thể khi được hòa tan trong nước sinh ra những phản ứng giải phóng nhiệt. Do đó, uống nước đầy đủ sẽ tạo ra nhiều phản ứng giúp giữ ấm cơ thể.
Thực phẩm cay được cho là có tác dụng giữ ấm cơ thể. Ví dụ ớt hoặc hạt tiêu cay giúp bạn ra mồ hôi nhanh chóng. Hiệu ứng này do chất capsaicin có trong ớt vào cơ thể có tác dụng làm ấm, thậm chí đổ mồ hôi.
Đậu phộng chứa nhiều vitamin B3 tăng lưu lượng máu và quá trình trao đổi chất chống lại cảm lạnh. Đậu phộng còn có chất béo lành mạnh và đạm, giúp giữ ấm cơ thể.
Gạo lứt có carbohydrate với cấu trúc phức tạp rất khó bị phá vỡ. Do đó ăn gạo lứt sẽ tạo ra nhiều phản ứng hóa học trong cơ thể để tiêu hóa chúng, do đó bạn có cảm giác ấm hơn.
Giống như đậu phộng, dầu dừa chứa chất béo lành mạnh, thúc đẩy sự trao đổi chất và tạo ra năng lượng giúp bạn cảm thấy ấm áp. Dầu dừa còn có các lợi ích khác như tính chất chống virus và ổn định đường huyết.