1. Các thiết bị, đồ dùng bạn chưa hề đụng tới trong 2 năm qua, hoặc lâu hơn
Chắc bạn đã nghe tới quy tắc sử dụng quần áo: Nếu bạn đã không mặc một món đồ trong 2 năm, nghĩa là bạn không cần đến nó nữa. Điều này cũng đúng với các thiết bị, đồ gia dụng ở bếp. Chẳng hạn, bạn có một cái nồi bự chỉ để dùng vào dịp Tết, và nếu hai mùa Tết trôi qua và bạn không dùng đến, đã đến lúc bỏ nó đi.
2. Bất cứ thứ gì quá hạn
Nghe có vẻ hiển nhiên, nhưng nếu bạn thực sự kiểm kê lại và loại bỏ các thực phẩm cũ ở trong tủ lạnh, khoang tủ bếp trên, dưới ít khi rờ tới..., bạn sẽ giải phóng được không gian đáng kể.
3. Những món đồ trang trí cả năm mới dùng một lần
Có những bộ bát đũa chỉ trưng ra vào dịp đặc biệt, duy nhất trong năm, hoặc bộ đĩa ai đó tặng bạn ngày cưới từ rất lâu, nhưng vài năm không sờ tới. Hãy mạnh dạn loại chúng ra khỏi bếp, hoặc cất lên kho chờ sau này tặng lại.
4. Những hộp đựng thức ăn mất nắp, hỏng nắp
Khi số hộp trong nhà bạn quá nhiều, thường thì thân và nắp một nơi, không vừa với nhau, hãy tìm kiếm và lắp ráp, chỉ để lại những chiếc hộp nguyên vẹn, số còn lại thì loại bỏ, làm trống không gian tủ bếp.
5. Những dụng cụ có đến 2-3 chiếc với công dụng giống nhau
Những đồ bếp cùng công dụng thường chỉ khiến bạn tốn diện tích. Chỉ nên chọn một cái hữu ích, hay dùng nhất để lại. |
Nếu bạn có đến 3 chiếc muôi gỗ, 4 muôi sắt có lỗ, vài rổ hấp đồ..., bạn đang lãng phí không gian vô ích, vì hầu như các gia đình thường chỉ dùng đến một cái. Hãy loại bỏ để bộ sưu tập của bạn gọn nhẹ.
6. Những túi gia vị, túi tăm... bạn nhặt về khi đi ăn hàng, đi máy bay
Những gói mù tạc cỡ nhỏ, lọ ớt tí hon hay gói tăm dùng một lần... bạn nhặt nhạnh được khi đi ăn hàng hoặc các nơi khác, chúng chỉ làm chật không gian bếp, chứ ít khi được dùng chính thức ở trong bếp nhà bạn.
7. Những chiếc khăn lau đã quá bẩn, thủng lỗ
Nên đổi chúng bằng những chiếc khăn sạch, mới hơn, làm không gian bếp gọn, đẹp.