Ảnh minh họa: Internet
Dưới đây là những lợi ích bất ngờ do việc ăn tỏi đem lại, không phải ai cũng biết.
Khó tìm thấy tỏi trong danh sách các sản phẩm trị mụn. Nhưng ít người biết rằng, đây chính là một trong những dược phẩm điều trị mụn tại chỗ đem lại hiệu quả cao.
Hoạt chất Allicin trong tỏi có khả năng cản trở sự hoạt động của các gốc tự do và tiêu diệt vi khuẩn. Allicin khi phần hủy thành axit sulfenic, tạo phản ứng nhanh với các gốc tự do, phòng ngừa sẹo, các bệnh ngoài da và dị ứng.
Việc bổ sung tỏi mỗi ngày làm tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ bị tim mạch
Tỏi có chứa keratin, chất tạo protein cho tóc và phục hồi tóc. Một nghiên cứu từ năm 2007, đăng trên tạp chí Dermatology, Venerology and Leprology Ấn Độ, khẳng định tỏi có tác dụng điều trị bệnh rụng tóc và kích thích tóc mọc nhanh hơn.
Tỏi có chứa allicin dồi dào. Bổ sung tỏi hàng ngày, giúp cơ thể bạn vượt qua cảm cúm. Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí Advances In Therapy, việc bổ sung tỏi mỗi ngày giúp cung cấp nhiều allicin, làm giảm đến 63% nguy cơ bị cảm cúm và hơn 70% thời gian bị cảm, cũng như giảm triệu chứng do cảm gây ra. Từ 5 ngày có thể giảm xuống còn ít nhất 1,5 ngày.
Ăn tỏi thường xuyên giúp cơ thể duy trì mức huyết áp ổn định. Các loại hoạt chất trong tỏi có khả năng làm giảm huyết áp tương tự như các loại thuốc chuyên dùng khác.
Theo ước tính của các chuyên gia, bác sĩ đăng trên tạp chí khoa học về dược phẩm Pakistan, khoảng 600 – 1.500 mg chiết xuất tỏi đem lại hiệu quả như uống thuốc Atenolol, người cao huyết áp sử dụng trong 24 tuần.
Ngoài ra, do tỏi có chứa polysulfides, chúng kích thích việc sản xuất các tế bào nội mạc gây giãn mạch EDRF. EDRF làm giãn cơ trơn và giãn mạch máu, giúp kiểm soát huyết áp.
Người bị cao huyết áp có thể dùng thực phẩm chức năng bổ sung tỏi, thay vì tỏi tươi cũng có thể đem lại hiệu quả tương tự.
Tỏi làm giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch vì làm giảm lượng cholesterol xấu LDL trong cơ thể.
Vandana Sheth, phát ngôn viên của Viện dinh dưỡng và chế độ ăn cho biết: “Tỏi làm giảm sự hoạt động của enzyme tạo ra cholesterol chính có trong gan”.
Ăn tỏi thường xuyên còn giúp tan các cục máu đông, giảm nguy cơ tai biến, nhồi máu cơ tim ở người bệnh.
Tỏi có tác dụng làm tăng năng suất tập thể dục và giảm sự mệt mỏi do tập luyện. Chuyên gia Rence Ficek cho hay: “Từ xưa, tổ tiên chúng ta đã sử dụng tỏi như ột dược liệu làm giảm mệt mỏi và tăng sức khỏe, hiệu suất lao động”.
Theo kết quả nghiêm cứu đăng trên tạp chí dược lý và sinh lý học Ấn Độ, không chỉ tỏi tươi, dầu tỏi có khả năng gắng sức của người bị bệnh tim.
Tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng hữu ích cho hệ xương chúng ta như kẽm, maangan, vitamin B6, vitamin C.
Risa Groux, chuyên gia dinh dưỡng tại ChazzLIVE cho biết: “Lượng maangan trong tỏi cao, cung cấp các enzym và chất chống oxy hóa cần thiết trong quá trình hình thành xương, các mô liên kết, chuyển hóa xương và tăng khả năng hấp thụ canxi”.
Ngoài ra, tỏi còn hỗ trợ làm chậm quá trình loãng xương ở phụ nữ bằng cách làm tăng lượng nội tiết tố estrogen.
Theo kết quả nghiên cứu đăng trên tạp chí Phytotherapy Research, dầu tỏi có chứa nhiều chất dinh dưỡng giúp phát triển hệ xương khỏe mạnh.