7 chuyên gia đầu ngành chia sẻ bí quyết “sống không bệnh”: Thay quần áo ngay khi về nhà

GD&TĐ - Chỉ thay quần áo ngay khi về nhà, không nên tức giận, uống sữa trước khi ngủ… cũng được xem là những bí quyết sống khỏe, không bệnh tật của các chuyên gia hàng đầu ngành Y.

7 chuyên gia đầu ngành chia sẻ bí quyết “sống không bệnh”: Thay quần áo ngay khi về nhà

Làm công việc cứu người, hơn ai hết, các bác sĩ hiểu được nguyên nhân gây ra các bệnh. Hơn thế, làm trong một môi trường quá căng thẳng, bản thân họ cũng phải có những bí quyết sống khỏe, ngăn ngừa bệnh tật.

7 bác sĩ đầu ngành thuộc các lĩnh vực chuyên môn khác nhau ở Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ về bí quyết giữ gìn thể lực và trí lực.

1. Giáo sư thần kinh học: Chớ nên nóng giận!

Đến từ khoa Thần kinh thuộc bệnh viện Quảng Y II, giáo sư Cao Thông cho biết bí quyết sống khỏe của ông là tuyệt đối tránh cảm xúc tức giận.

Nên:

– Mỗi tuần đi bơi từ 3-5 lần, kiên trì đi bộ mỗi ngày. Thói quen này có lợi cho việc bảo vệ các tế bào nội mô mạch máu, cải thiện công năng của tim phổi, đồng thời giúp cho tâm hồn thư thái, phòng ngừa các bệnh tai biến và tim mạch.

Giáo sư Cao Thông khuyên mọi người nên kiểm soát hành động và tâm lý để phòng ngừa được nhiều bệnh.

– Luyện tập kiểm soát cảm xúc và hành vi. Bác sĩ Cao khẳng định kiểm soát tốt tâm tính và hành động sẽ giúp chúng ta kiểm soát huyết áp, lượng đường trong máu, cân nặng…

Không những thế, nó còn giảm thiểu nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cũng như tai biến não.

– Chú ý theo dõi huyết áp. Huyết áp cao là một trong số những nguyên nhân hàng đầu gây nên các bệnh tim mạch và tai biến.

Để đảm bảo sự ổn định của sức khỏe, bác sĩ Cao khuyên mọi người nên thường xuyên kiểm tra và theo dõi sự thay đổi của huyết áp.

Nên tránh:

– Tức giận dễ khiến cho các mạch máu co thắt đột ngột, gây ra tổn thương, đột quỵ, thậm chí xuất huyết não. Bởi vậy, chúng ta nên cật lực hạn chế cảm xúc tiêu cực này.

2. Giáo sư hô hấp: Tuyệt đối không hút thuốc!

Là chủ nhiệm khoa Nội – Hô hấp thuộc Bệnh viện Quảng Y , giáo sư Trương Na Phúc đặc biệt khuyến cáo việc hạn chế hút thuốc đối với tất cả mọi người.

Chân dung giáo sư Trương Na Phúc.

Nên:

– Vận động: Bác sĩ Trương cũng khuyên rằng chúng ta nên dành ít nhất 1 buổi/tuần để vận động.

Mỗi lần vận động nên duy trì trong khoảng 1 giờ. Các môn thể thao lý tưởng để lựa chọn là bơi lội, bóng bàn, chạy bộ.

Không nên:

– Hút thuốc: Là một chuyên gia đầu ngành về hô hấp, giáo sư Trương đặc biệt cảnh tỉnh mọi người không nên hút thuốc là nếu không muốn “đốt cháy” lá phổi của mình.

– Uống rượu giả: Bên cạnh thuốc lá, rượu giả cũng nằm trong “danh sách đen” của giáo sư Trương.

– Ăn quá nhiều: Giáo sư Trương Na Phúc cũng nhấn mạnh rằng chúng ta không nên ăn quá nhiều vào bữa tối và cần cố gắng duy trì những cảm xúc tích cực.

3. Giáo sư mắt: Hãy sử dụng mắt kính màu vàng!

Khi được hỏi về bí quyết sống khỏe theo chuyên môn của mình, giáo sư Sa Tưởng Ngân (chủ nhiệm khoa Mắt của Trung tâm Y tế Quảng Y II) đã khuyên mọi người nên dùng kính râm tròng màu vàng để bảo vệ mắt.

Giáo sư Sa Tưởng Ngân.

Theo giáo sư Sa, việc sử dụng loại kính râm có tròng màu vàng (hoặc màu nâu) có tác dụng lọc ánh sáng xanh, giúp giảm tổn thương cho mắt và cải thiện độ tương phản của hình ảnh.

Để bảo vệ tốt nhất cho đôi mắt, bác sĩ Sa Tưởng Ngân khuyên mọi người nên uống đủ nước. Theo giáo sư Sa, mỗi ngày chúng ta chỉ nên uống một lượng nước vừa đủ theo nhu cầu.

Nếu uống quá nhiều, lượng nước trong cơ thể sẽ gia tăng, kéo theo đó là tình trạng tăng áp lực nội nhãn, gây tiêu cực cho mắt.

Không nên:

– Sử dụng chất kích thích: Cà phê, thuốc lá, trà đặc…là những thứ nằm trong “danh sách đen” của giáo sư Sa.

– Tuyệt đối tránh việc mặc áo có cổ quá chật và cúi đầu làm việc trong thời gian dài. Những hành động này có thể dẫn tới tình trạng tăng nhãn áp.

4. Giáo sư ung bướu: Lựa chọn nguyên liệu nấu ăn phải hết sức kỹ càng!

Giáo sư Lưu Hải Ưng, trưởng khoa ung bướu – ngoại tiêu hóa thuộc Trung tâm Y tế Quảng Y cho biết lựa chọn nguyên liệu nấu ăn là việc không thể làm qua loa nếu muốn có một cuộc sống khỏe mạnh!

Giáo sư Lưu Hải Ưng

Nên:

– Chú trọng trong khâu lựa chọn nguyên liệu: Những chất phụ gia và các chất bảo quản có hại trong các loại thực phẩm chế biến sẵn có thể dẫn tới tình trạng mất cân bằng vi sinh đường ruột, suy giảm chức năng hệ tiêu hóa.

Bởi vậy, bác sĩ Lưu khuyên mọi người nên hạn chế sử dụng đồ ăn sẵn, đồng thời cẩn trọng trong khâu lựa chọn nguyên liệu chế biến các món ăn.

– Chế biến thức ăn bằng những phương pháp an toàn: Những món ăn thanh đạm, ít dầu mỡ, hương vị vừa phải là lựa chọn an toàn cho sức khỏe.

Chúng ta nên tránh những món quá cay, đồng thời cần lưu ý thời gian chế biến để tránh các thành phần dinh dưỡng trong món ăn bị biến dạng, hao hụt vì nấu nướng quá lâu.

Không nên:

– Thức khuya: Không chỉ làm đảo lộn đồng hồ sinh học, việc thức khuya sẽ ảnh hưởng tới chế độ ăn uống và sinh hoạt của cơ thể, gây nên vô số tác hại đáng kể đối với sức khỏe.

– Nghiện rượu: Uống quá nhiều rượu là một trong những nguyên nhân gây nên không ít các bệnh nguy hiểm.

Đối với những người đang bị bệnh, việc uống rượu thậm chí có thể khiến bệnh càng thêm nặng, gây nguy hiểm đến tính mạng.

5. Giáo sư phẫu thuật lồng ngực: Nên thay quần áo khi về nhà!

Phó Chủ nhiệm khoa Phẫu thuật lồng ngực – giáo sư Thiệu Văn Long cho biết bí quyết sống khỏe của ông chính là cự tuyệt thói quen uống trà nóng và ăn cháo nóng và nên thay quần áo khi về nhà.

Giáo sư phẫu thuật lồng ngực Thiệu Văn Long.

Theo bác sĩ Thiệu, đồ ăn hay thức uống quá nóng đều dễ làm bỏng thực quản, kéo theo đó là những hệ lụy nguy hiểm như viêm nhiễm, thậm chí có thể dẫn tới ung thư.

Dưới đây là hai bí quyết sống khỏe khác của bác sĩ Thiệu Văn Long:

– Thay đồ ngay khi về nhà: Bác sĩ Thiệu cho hay, việc đầu tiên khi ông đi về nhà là rửa tay và thay đồ.

Điều này đặc biệt cần thiết đối với những gia đình có trẻ em. Bởi khói thuốc lá và những bụi bẩn vướng trên quần áo có thể khiến cho trẻ nhiễm bệnh về hô hấp.

– Nhắm mắt dưỡng thần: Do áp lực của công việc phẫu thuật, bác sĩ Thiệu rất ít có thời gian dài để nghỉ ngơi, thậm chí việc có được một giấc ngủ trọn vẹn cũng giấc khó khăn.

Bởi vậy, ông thường tận dụng từng giây từng phút để có thể nghỉ ngơi. Khi đi thang máy, bác sĩ Thiệu thường tranh thủ nhắm mắt, hít một hơi thật sâu để thư giãn, dưỡng thần.

6. Bác sĩ nam khoa: Là đàn ông, hãy thường xuyên tập bụng!

Đó chính là lời khuyên của bác sĩ An Canh – Trưởng khoa Nam của Viện Quảng Y. Theo bác sĩ An, việc tập bụng có thể tiến hành ở nhiều nơi, nhiều lúc và mang lại nhiều tác dụng đối với sức khỏe của phái mạnh.

Bác sĩ nam khoa An Canh.

Bên cạnh đó, nam giới cũng nên tập bơi để cải thiện cơ sàn chậu, giảm nhiệt độ tinh hoàn, cải thiện tuần hoàn máu và vùng đáy chậu.

Bác sĩ An cũng nhấn mạnh đàn ông cần chú ý vệ sinh dương vật để giảm thiểu mức thấp nhất các nguy cơ mắc các bệnh đường niệu – sinh dục.

Không nên:

– Tắm bồn và tắm hơi: Việc tắm bồn nước nóng và tắm hơi sẽ gây hại cho tinh trùng.

– Quan hệ tình dục bừa bãi: Việc buông thả trong đời sống phòng the sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa đối với các quý ông.

– Hạn chế vận động quá mạnh: Các môn thể thao yêu cầu vận động quá mạnh dễ gây tổn thương tới cơ quan sinh sản.

– “Bạo lực” tình dục: Hành vi này không chỉ gây ra rủi ro đối với nam giới mà còn có thể làm tổn thương về thể chất và tinh thần của bạn tình.

7. Chuyên gia dinh dưỡng: Uống sữa trước khi đi ngủ!

Bác sĩ Lưu Giai đến từ khoa Dinh dưỡng của Viện Quảng Y III cho biết uống sữa trước khi đi ngủ là thói quen tốt nên được duy trì.

Chuyên gia dinh dưỡng Lưu Giai.

Bên cạnh đó, bác sĩ Lưu Giai cũng khuyên mọi người nên có chế độ ăn uống cân bằng giữa thịt và rau quả.

Không chỉ vậy, những thói quen có lợi như chạy bộ 30 phút mỗi ngày, đọc sách trước khi ngủ nửa tiếng…cũng có tác dụng cải thiện sức khỏe và chất lượng cuộc sống.

Không nên:

– Uống đồ lạnh trước và sau kỳ kinh nguyệt: Việc làm này có thể khiến tử cung bị co lên, khiến kinh nguyệt bị ứ đọng trong cơ thể.

– Tuyệt đối không thức khuya: Duy trì giấc ngủ sâu từ 23h đêm đến 3h sáng là điều cần thiết đối với sức khỏe để các cơ quan trong cơ thể có thời gian thải độc và phục hồi.

Theo Soha

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Hiện nay, tình hình an ninh mạng tại Việt Nam đang trở nên phức tạp hơn thể hiện qua số lượng đáng báo động là 13.900 vụ tấn công mạng được ghi nhận vào năm 2023.

'Giải mã' mục tiêu của mã độc Ransomware

GD&TĐ - Ransomware là một loại virus được mã hóa có nguy cơ gây tổn thương hệ thống mạng toàn cầu; cứ 11 giây, một tổ chức là mục tiêu của mã độc Ransomware.