Tiến sĩ Eeric Truumees, bác sĩ phẫu thuật chỉnh hình ở Austin, Texas, có chiều cao hơn 2m đã thừa nhận: "Mọi người luôn nhớ tôi là ai". Mặc cho ai nói gì thì chiều cao luôn gắn liền với những lợi ích về mặt xã hội và nghề nghiệp. Những người cao lớn trông hấp dẫn hơn, kiếm nhiều tiền hơn và luôn có cảm giác “nhìn xuống” những người khác.
Nhưng chính Truumees nhận ra: “Mặt trái của chiều cao đã làm đảo lộn mọi thứ có trong đầu tôi, khi tôi nhận thấy mình đang dần trở nên chậm chạp và kém linh hoạt”. Đó chỉ là những dấu hiệu ban đầu cho thấy ảnh hưởng của chiều cao đối với sức khỏe.
Dưới đây là 7 vấn đề y tế thường xảy ra với những người có chiều cao lớn hơn hoặc thấp hơn so với trung bình:
1. Tuổi thọ
Theo quan điểm tiến hóa, giá phải trả để được hưởng các đặc quyền của chiều cao chính là tuổi thọ ngắn hơn. Giáo sư Mary Schooling tại Đại học Tổng hợp thành phố New York về Sức khỏe cộng đồng và Chính sách y tế cho rằng về mặt lý thuyết thì "phát triển nhanh và cao lớn hơn đồng nghĩa với việc bạn sẽ có một cuộc sống ngắn hơn, chúng tôi đã thấy điều này ở chuột". Nhưng ở người, lý thuyết này xảy ra không thập phần rõ ràng. Trong khi một số gen ở người cho thấy những người tầm vóc thấp sẽ sống lâu hơn nhưng cũng rất khó để quả quyết việc này bởi nó còn bị tác động từ các yếu tố khác như dinh dưỡng, tình trạng kinh tế xã hội và nguy cơ bệnh tật.
2. Ung thư
Theo giáo sư Schooling, nếu cho rằng bệnh ung thư là do các tế bào phát triển bất thường ngoài tầm kiểm soát thì quả thực “người cao lớn hơn mang lại cảm giác có nguy cơ cao bị ung thư" bởi họ có nhiều tế bào hơn, làm gia tăng tỷ lệ đột biến thành ung thư. Lý thuyết này xuất hiện khi thực hiện các nghiên cứu về những bệnh ung thư liên quan đến nội tiết tố như ung thư vú, buồng trứng và tuyến tiền liệt, người ta nhận thấy bệnh xảy ra phổ biến hơn ở những người có chiều cao hơn mức bình thường.
Những nghiên cứu cho thấy việc hormone tăng trưởng quá nhiều có thể đóng một vai trò trong sự phát triển của căn bệnh ung thư, trong khi nếu nó ít lại làm giảm nguy cơ mắc bệnh.
3. Bệnh tim và tiểu đường
Đây lại là lĩnh vực mà những người thấp không có chút ưu thế nào. Họ dường như dễ bị bệnh tim và tiểu đường hơn cả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng tầm vóc người cao lớn hơn khiến những mạch máu phát triển mạnh mẽ hơn. Họ có xu hướng được tự bảo vệ trước các bệnh về tim mạch vì có chế độ ăn uống lành mạnh giống như những trẻ em lớn lên trong môi trường tốt sẽ ít tiếp xúc với căn bệnh nhiễm trùng vậy.
4. Cấy ghép phổi
Với những trường hợp đang chờ cấy ghép phổi thì người nào có chiều cao thấp sẽ gặp bất lợi hơn. Họ thường phải chờ đợi lâu hơn mới tìm được lá phổi phù hợp. Nghiên cứu cho thấy những người cao từ 1m6 trở xuống có tỷ lệ tử vong lớn hơn trong các ca cấy ghép nội tạng. Vì thế các bác sĩ thường đề xuất điều chỉnh quá trình cấy ghép - bao gồm cả khả năng phẫu thuật "thu hẹp" phổi trước – nhằm giải quyết sự chênh lệch này.
5. Chấn thương
Không phải những người cao lớn sẽ dễ bị chấn thương mà là bởi các chấn thương của họ (nếu có) thường nặng nề hơn so với những người thấp. Theo giáo sư Truumees: "Sự rơi, ngã ở người cao thường ở khoảng cách xa hơn khiến tác động ảnh hưởng tới chấn thương cũng lớn hơn hẳn”.
Nhóm người này khi cao tuổi thường có tỷ lệ bị gãy xương hông lớn. Một số dữ liệu còn cho thấy người cao lêu đêu dễ bị tê liệt do các xung động thần kinh của họ phải đi xa hơn bình thường. Điều này thể hiện rõ đối với các vận động viên bóng rổ chuyên nghiệp. Những cầu thủ cao lớn thường có tỷ lệ thương tích cao cũng như mất nhiều thời gian phục hồi hơn những đồng nghiệp nhỏ con hơn họ.
6. Các cục máu đông
Bạn có đôi chân dài? Tuyệt vời nếu bạn là một người mẫu, nhưng sẽ không quá tuyệt nếu bạn đang ở trên một chuyến bay đường dài hoặc là một diễn viên đang hồi phục sau phẫu thuật, khi bạn không thể di chuyển cơ bắp ở chân thường xuyên để ngăn ngừa việc hình thành những cục máu đông. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng những người đàn ông cao từ 1m8 trở lên sẽ tăng nguy cơ hình thành huyết khối tĩnh mạch gấp 2,6 lần hơn những người thấp hơn 10cm. Những người này cần phải rất cẩn thận bởi trường hợp xấu nhất là những cục máu đông này có thể đi vào phổi và gây tử vong.
7. Cột sống, cổ và lưng
Hầu hết các không gian làm việc không được thiết kế dành cho những người có chiều cao hay thấp quá khổ. Vậy là phần lớn mọi người đều đang làm việc với những bàn, ghế, tủ… không phù hợp với chiều cao của mình. Điều này gây ra những vấn đề về lưng và cổ. Đặc biệt đối với những người cao lớn, nhóm người thường bị các bệnh như vẹo cột sốngvới chiều cao không trung bình trong tâm trí: "người ngắn, người cao - tất cả chúng đang làm việc xung quanh tủ hoặc làm việc cùng đơn vị và có thể gây ra tất cả các loại của các vấn đề lưng và cổ," đặc biệt là đối với các những người cao lớn, những người dễ bị hơn với điều kiện cột sống như vẹo cột sống.
Do vậy đảm bảo không gian làm việc phù hợp sẽ giúp cải thiện tình trạng này. Tuy nhiên, theo giáo sư Truumees, ở một số nơi như trên máy bay chẳng hạn, điều này không thể làm được khiến ông rất thất vọng: "Họ nói rằng cuộc sống là một hành trình chứ không phải điểm đến. Nhưng đối với tôi, nó là điểm đến. Cuộc hành trình không phải toàn là những niềm vui."