6400 HS-SV được trang bị kĩ năng về HIV- AIDS và chống phân biệt kỳ thị

6400 HS-SV được trang bị kĩ năng về HIV- AIDS và chống phân biệt kỳ thị

(GD&TĐ)- Ngày 21/5, 400 HS trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) đã tham gia  "Hội thảo kết Nối Trái Tim" của DA Nhảy múa vì cuộc sống tại Việt Nam tổ chức.

Tại đây các em sẽ được được trang bị các kĩ năng sống về HIV và cách ứng xử đúng mực với các đối tượng nhiễm HIV thông qua chuỗi các hoạt động đầy ý nghĩa:  kết hợp nhảy múa, âm nhạc, kịch nói và những thông điệp nghiêm túc về HIV và AIDS.

IMG_9739.jpg
Buổi dạy nhảy nằm trong khuôn khổ Hội Thảo Kết Nối Trái Tim. Ảnh, gdtd.vn

Hội Thảo Kết Nối Trái Tim, bước đầu của DA Nhảy múa vì cuộc sống tại Việt Nam (từ tháng 5-9/2011) 6400 HS tại Việt sẽ tiếp cận 6400 HS-SV trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trang bị các kỹ năng sống và được khuyến khích để tích cực tham gia vào các hoạt động phòng chống sự lây lan HIV và phá vỡ những định kiến kỳ thị xung quanh HIV và AIDS.

Đã có 16 trường THPT và ĐH đăng kí tham gia vào chuỗi Hội thảo này của DA. Đáng chú ý, 4 thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Đà Nẵng và TP.Hồ Chí Minh đã có nhiều trường THPT có bề dày truyền thống dạy và học cũng như hoạt động ngoại khóa tham gia hoạt động này. Tiêu biểu như trường THPT Yên Hòa (Hà Nội) và trường THPT Tạ Quang Bửu (TP. HCM).
Tại mỗi trường, một nhóm gồm 8 tình nguyện viên (Đội Dự Án Trường Học) sẽ tổ chức các buổi hội thảo kéo dài trong hai giờ đồng hồ. Đây sẽ là hai giờ hoạt động đầy năng lượng và ý nghĩa. DA Nhảy múa vì cuộc sống Việt Nam hiện đã cung cấp kỹ năng sống bao gồm kiến thức và các kỹ năng phòng chống HIV cho hơn 15.000 học sinh để các em trở thành một phần tích cực trong công cuộc phòng chống HIV và đẩy lùi những định kiến kỳ thị trong cộng đồng của chính mình. 
DA Nhảy múa vì cuộc sống sử dụng sức mạnh của âm nhạc và những điệu nhảy để truyền cảm hứng, giáo dục và động viên giới trẻ hành động trong phong trào Nhảy Múa Vì Cuộc Sống trên toàn thế giới. Mục tiêu của chương trình này là đạt mốc một triệu Tác nhân thay đổi trên toàn thế giới vào cuối năm 2014. 
Theo thống kê của tổ chức này, tại Việt Nam, số người nhiễm HIV được ước tính lên tới 254.000 người, trong đó gần một nửa số người bệnh không có điều kiện chữa trị. Cứ bốn phụ nữ mang thai thì chỉ một người được xét nghiệm HIV và chỉ một trong ba phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị để giảm thiểu khả năng lây truyền từ mẹ sang con. Tại Châu Á, 90% phụ nữ được chẩn đoán nhiễm HIV do lây truyền từ bạn đời. Tuy vậy, những nỗ lực trong điều trị và phòng ngừa cho nhóm đối tượng có nguy cơ nhiễm HIV cao như người nghiện ma túy, người hoạt động mại dâm và bạn đời của họ chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế. Do vậy, việc đảm bảo mỗi cá nhân có được nguồn thông tin chính xác và đầy đủ về cách ngăn chặn HIV chính là chìa khóa để chấm dứt sự lây truyền của vi rút này, đặc biệt là trong giới trẻ.
DA Nhảy múa vì cuộc sống là một sáng kiến quốc tế nhằm trao quyền cho thanh thiếu niên trên thế giới đẩy lùi đại dịch HIV và AIDS cũng như sự xa lánh và kỳ thị đối với những người nhiễm căn bệnh này. Nhảy Múa Vì Cuộc Sống mang lại cho giới trẻ những thông tin và công cụ cần thiết để đưa ra những lựa chọn lành mạnh cho bản thân và kêu gọi sự đồng tình của xã hội. 
28 quốc gia tại 5 châu lục hiện nay tham gia vào dự án này bao gồm: Argentina, Barbados, Cameroon, Germany, Ireland, India, Indonesia, Kenya, Kyrgyzstan, Mexico, Moldova, The Netherlands, Nepal, Russia, Serbia, Sierra Leone, South Africa, Spain, Tanzania, Tunisia, Turkey, Uganda, United Kingdom, USA, Vietnam, Zambia and Zimbabwe.
DA Nhảy múa vì cuộc sống Việt Nam với mục tiêu chính của Nhảy Múa Vì Cuộc Sống Việt Nam là đóng góp vào cuộc chiến chống lại HIV và giảm những định kiến và kỳ thị đối với những người nhiễm HIV và AIDS ở Việt Nam. Chương trình Nhảy Múa Vì Cuộc Sống Việt Nam truyền cảm hứng và giáo dục thanh thiếu niên tại Việt Nam để họ trở thành một phần tích cực trong các hoạt động kêu gọi đẩy lùi HIV và AIDS. Phương thức tiếp cận mới lạ này sử dụng nhảy múa, âm nhạc và sự tham gia tích cực của những người trẻ tuổi nhiễm HIV nhằm thu hút sự quan tâm chú ý của thanh thiếu niên và xúc tiến các hoạt động của họ năm trong khuôn khổ dự án. 
Giang Đông

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ