Ảnh minh họa: Internet
1. Trong máu có chứa vàng
Theo nghiên cứu, cơ thể chúng ta có khoảng 0,2mg vàng, mà chủ yếu là khuếch tán ở trong máu. Tuy nhiên, chúng không đủ để tấn công hay làm tổn hại đến sức khỏe cho nên bạn không phải lo lắng về vấn đề này.
2. Máu chiếm 8% trọng lượng cơ thể
Các nhà khoa học Mỹ đã ước tính khối lượng máu trong cơ thể con người chiếm khoảng 8% trọng lượng tổng thể. Trong đó, người trưởng thành có trọng lượng từ 67,5-81kg sẽ chứa khoảng 4-6 lít máu. Còn một đứa trẻ bình thường có trọng lượng cơ thể khoảng 36kg sẽ có lượng máu bằng phân nửa so với người trưởng thành.
3. Lượng máu của phụ nữ mang thai tăng lên 50% so với bình thường
Vào tuần 20 của thai kỳ, khối lượng máu trong cơ thể người phụ nữ sẽ tăng lên khoảng 50% để hỗ trợ tử cung và nhau thai. Cho đến giai đoạn cuối của thai kỳ, tử cung của người phụ nữ sẽ nhận được 1/5 lượng máu trước khi mang thai của mình.
4. Nước dừa có thể được dùng để thay thế huyết tương
Nước dừa từ lâu được biết đến như một loại thức uống chứa các chất điện giải, giúp cơ thể phục hồi hiệu quả. Nước dừa còn được cho là gần giống huyết tương trong máu người, trong những trường hợp khẩn cấp, người ta có thể sử dụng nước dừa để truyền máu cho cơ thể.
5. Người béo phì thường mắc bệnh tim mạch
Theo nghiên cứu, nếu cơ thể bạn tăng lên 5kg, trái tim sẽ phải bơm máu qua một quãng đường xa hơn khoảng 110 km, đồng nghĩa với việc tim bạn phải làm việc nhiều hơn, lượng oxi và chất dinh dưỡng tới các cơ quan khác sẽ giảm đi. Đây cũng chính là nguyên nhân khiến những người béo phì thường mắc bệnh tim mạch.
6. Nhóm máu AB ảnh hưởng tới não bộ
Một nghiên cứu vừa được công bố là những người có nhóm máu AB có nguy cơ gặp phải các vấn đề về não bộ gấp 2 lần so với những người có nhóm máu O. Tuy nhiên, tình trạng này chỉ xảy ra ở mức độ tương đối nhỏ.
Ngoài ra, nhóm máu này cũng dễ bị đông và dễ dẫn đến các cơn đau tim, đột quỵ , hoặc tắc nghẽn tĩnh mạch khác do có chứa protein mức độ cao.