6 mẹo hữu ích giúp các bậc cha mẹ "nói gì con cũng nghe"

Trẻ nhỏ thường có xu hướng bướng bỉnh, nghịch ngợm và hay cãi lời. Để dỗ trẻ khiến chúng lắng nghe và trở nên ngoan ngoãn không phải là việc dễ dàng.

6 mẹo hữu ích giúp các bậc cha mẹ "nói gì con cũng nghe"

Một số bậc cha mẹ và giáo viên đã được hỏi các câu hỏi liên quan đến việc dùng những “mẹo” tâm lý hữu ích khiến con trẻ nghe lời. Dưới đây là vài chia sẻ có thể sẽ giúp ích được cho bạn khi phải đối phó với một đứa trẻ bướng bỉnh:

1. Đưa ra lời khen mang tính “định hình”

Một người chia sẻ: “Để khiến người khác có cách cư xử tích cực ở một việc nhất định, hãy khen ngợi họ vì việc đó trước. Mọi người dễ có xu hướng nghe theo bạn hơn khi bạn coi trọng họ.

Lời nói giữ vai trò cực kỳ mạnh mẽ. Đó là lý do tại sao tôi không bao giờ nói với ai đó rằng họ thật xấu xa, ngay cả khi họ đúng là như vậy, đặc biệt là với trẻ nhỏ”.

Cùng ý kiến như vậy, một giáo viên mầm non nói: “Đừng bao giờ bảo ai đó không được làm việc này hay việc kia.

Ở nhà trẻ, tôi gặp một đứa trẻ bướng bỉnh khủng khiếp và mọi người luôn mắng mỏ cậu bé vì quá nghịch ngợm. Tuy nhiên, ở đầu mỗi buổi sáng, tôi đều nói với cậu bé rằng: Hôm nay con chắc chắn sẽ là một cậu bé ngoan!

Và mỗi khi cậu bé nghịch ngợm, tôi lại nói: Con là một cậu bé rất ngoan đúng không nào? Đứa trẻ sẽ nói: Vâng, và dừng việc nghịch ngợm lại. Khi mẹ đến đón bé, tôi tập trung nói với bà mẹ rằng cậu bé đã ngoan như thế nào. Và thế là cả tuần sau cậu bé không hề nghịch ngợm khi có tôi nữa” .

6 meo huu ich giup cac bac cha me

2. Cho trẻ lựa chọn

Một giáo viên tiểu học chia sẻ rằng, mình luôn tạo cho bọn trẻ lựa chọn việc này việc kia. Ví dụ như, nếu bạn hỏi “Các con có muốn bắt đầu làm bài tập không nào?” hay “Đã đến giờ chúng mình phải làm bài tập rồi nhỉ?” thì anh ấy sẽ đổi thành “Các con muốn làm bài tập bằng bút chì hay bút mực nào?”

Nhờ vậy, bọn trẻ sẽ phải chuyển hướng suy nghĩ sang việc chọn lựa bút chì hay bút mực mà quên mất chuyện chúng không muốn làm bài tập.

3. Nhìn vào mắt trẻ

“Khi một đứa trẻ cố gắng vòi vĩnh hay năn nỉ tôi làm việc gì đó, tôi thích giữ im lặng và nhìn thẳng vào mắt chúng. Đứa trẻ thường sẽ tự ngừng việc vòi vĩnh lại và bạn sẽ thấy, sau lần đầu vòi vĩnh không thành công ấy, chúng gần như sẽ không lặp lại lần hai.”, một bà mẹ có 3 đứa con chia sẻ.

4. Tán đồng với sự bất bình của trẻ

Theo kinh nghiệm của một bà mẹ khác thì, “Nếu bạn muốn xoa dịu ai đó, hãy đồng cảm với họ bằng cách kể ra những thứ khiến họ tức giận theo mức độ giảm dần. Hãy nói với trẻ rằng: “Bố mẹ hiểu tại sao con giận… Con cảm thấy bực bội cũng đúng thôi… Nếu chuyện này xảy ra với bố mẹ thì bố mẹ cũng sẽ khó chịu lắm”.
Một khi trẻ cảm thấy được thấu hiểu, thái độ của trẻ sẽ bớt căng thẳng và bình tĩnh trở lại”.

6 meo huu ich giup cac bac cha me

5. Thường xuyên ca ngợi

Nhiều người, hay thậm chí có thể là gần như tất cả mọi người đều thích được “nịnh” và nghe người khác nhận xét những điều tốt về mình. Bởi vì khi được khen ngợi hay nghe người khác đồng tình với mình, não bạn sẽ tạo ra một lượng lớn hormone hạnh phúc. Tuy nhiên, chúng ta lại có xu hướng né tránh nói những lời này vì nghĩ rằng nó quá rõ ràng và có chút vụng về nhưng hãy thử đi, bạn sẽ bất ngờ vì hiệu quả của những lời khen ngợi đấy.

6. Hạ giọng

Một cuộc tranh luận với tông giọng nhẹ nhàng sẽ kích thích việc lắng nghe và khiến người đối diện có suy nghĩ tích cực hơn. Khi bận lắng nghe và suy nghĩ, họ sẽ không có những ứng xử tiêu cực như la hét, cãi cọ hay nói chuyện riêng, một bà mẹ chia sẻ.

Theo Phụ Nữ TP.HCM

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ