Android được công bố lần đầu vào tháng 9/2008 trên chiếc HTC Dream, hay còn được biết đến với tên gọi T-Mobile G1.
Sau 6 năm, giờ đây Android đã trở thành hệ điều hành di động phổ biến nhất hành tinh và mang đến cho Google vị thế của nhà phát triển có sức ảnh hưởng lớn nhất đến thị trường di động.
Mặc dù hầu hết mọi người đều biết đến Android, tuy nhiên, có những điều bí mật mà không phải ai cũng từng nghe qua.
1. Android được phát triển để chạy trên máy ảnh
Google đã mua lại Android từ năm 2005. Vào thời điểm đó, Andy Rubin đã phát triển Android trở thành một "giải pháp mã nguồn mở cho thiết bị cầm tay". Tuy nhiên, một năm trước đó, Android được xây dựng nhằm chạy trên máy ảnh kỹ thuật số.
Mặc dù vậy, hiện nay Android vẫn có mặt trên một số máy ảnh, chẳng hạn như Galaxy NX.
2. Ban đầu, các đối thủ không coi Android là mối đe dọa
Vào năm 2007, Google và đối tác công bố phát triển một hệ điều hành di động có tên Android dựa trên nhân Linux.
Tại thời điểm này, Symbian, BlackBerry, Palm và Windows Mobile là những ông lớn trong ngành công nghiệp di động. Hầu hết trong số họ cho rằng Android không thể đi xa.
3. Android là hệ điều hành phát triển nhanh nhất thế giới
Theo con số thống kê được đưa ra vào năm 2013, Android đã đạt mốc 1 tỷ người dùng sau 5 năm ra đời. Có thể nói hệ điều hành này là sản phẩm công nghệ cao có tốc độ phát triển nhanh nhất từ trước đến nay.
4. Android là nền tảng chạy được trên nhiều thiết bị nhất
Mặc dù Android chủ yếu chỉ xuất hiện trên smartphone và máy tính bảng nhưng thực tế thì nền tảng di động này còn có mặt trên nhiều thiết bị khác nhau.
5. Bất cứ ai cũng có thể tự do phát triển Android
Không giống như với iOS, nơi mà người dùng phải trả 99 USD mỗi năm để sở hữu tài khoản dành cho nhà phát triển ứng dụng, bạn có thể xây dựng các trò chơi và ứng dụng dành cho Android hoàn toàn miễn phí.
6. Câu chuyện về logo robot màu xanh của Android
Biểu tượng robot màu xanh của Android được ra đời vào năm 2007. Tác giả của nó là Irina Blok, một người Nga sinh ra ở San Francisco, hiện tại không còn làm việc cho Google.
Google cho phép bất kỳ ai cũng có quyền sử dụng và sửa đổi biểu tượng này theo ý mình, dựa trên các điều khoản của giấy phép Creative Commons Attribution 3.0.