5 nước có quân đội mạnh nhất thế giới vào năm 2030

Thay đổi của công nghệ hiện nay đang kéo theo sự thay đổi của các cuộc chiến. Sức mạnh quân sự giữa các quốc gia sẽ không còn được đánh giá bằng số lượng binh sỹ hay khí tài mà nằm ở khả năng phát triển và thích nghi của từng quốc gia.

5 nước có quân đội mạnh nhất thế giới vào năm 2030
5 nuoc co quan doi manh nhat the gioi vao nam 2030 - Anh 1

Ảnh minh họa.

Kể từ khi kết thúc chiến tranh lạnh, chiến đấu trên bộ đã không còn được coi là mặt trận quan trọng nhất của các cuộc giao tranh. Thay vào đó là việc sử dụng công nghệ và các phương pháp tác chiến hiện đại khác sẽ giúp các nước giành chiến thắng.

Theo trang National Interest, tới năm 2030, việc đánh giá quân đội một nước có mạnh hay không có thể thực hiện qua việc trả lời những câu hỏi sau đây:

Liệu quân đội có được phát sử dụng các tài nguyên quốc gia kể cả những cơ quan phát triển công nghệ hay không?

Quân đội có nhận được sự hỗ trợ từ các cơ quan chính trí nhưng vẫn được hoạt động độc lập hay không?

Quân đội có cơ hội để học tập, rèn luyện và tích lũy kinh nghiệm chiến đấu thực tế không?

Sau khi nghiên cứu và tổng hợp từ tình hình thực tế, trang này đã tổng hợp được một quốc gia có tiềm năng trở thành những nước dẫn đầu nhất:

Ấn Độ

Nếu xét về kinh nghiệm chiến đấu, quân đội nước này đã từng xử lý cuộc nổi dậy ở Kashmir hay các giao tranh nhỏ với quân đội Pakistan. Hiện nay nước này vẫn đang duy trì sẵn sàng chiến đấu với quốc gia láng giềng.

Có thể nhận xét kinh nghiệm chiến đấu luôn được trao dồi là một trong những công cụ đắc lực trong chính sách đối ngoại và đối nội của New Delhi.

Ngược lại, trang thiết bị chiến đấu của quân đội nước này lại quá lạc hậu so với quân đội các nước khác. Nhưng hiện nay nước này đang có quyền mua bán vũ khí của tất cả các nước khác. Cả châu Âu, Mỹ , Israel và nhiều nước khác hiện nay đang đưa sản phẩm tới Ấn Độ giúp cho nước này có thể bổ sung sức mạnh đặc biệt về không quân và hải quân.

Trong tương lai Ấn Độ có thể trở thành lực lượng trên bộ đáng gờm hơn bao giờ hết.

Pháp

Công nghiệp quốc phòng của nước này phát triển mạnh không chỉ ở trong mà còn ra cả nước ngoài. Hiện nay Pháp đang là nước xuất khẩu thiết bị liên lạc hiện đại, phục vụ cho quân đội nhiều nước châu Âu.

Một sản phẩm khác của nước này là pháo và xe tăng. Quan điểm của chính phủ Pháp là duy trì một nền công nghiệp vũ khí mạnh nhất để phục vụ lợi ích quân đội.

Quân đội Pháp có kinh nghiệm tác chiến trong nhiều chiến trường, từ Afganistan đến Bắc Phi và hiện nay là chống khủng bố. Ngoài ra Pháp cũng có sự hỗ trợ của người dân địa phương và du kích để đánh bại kẻ thủ.

Không quân Pháp hiện đang có nhiệm vụ hỗ trợ, trinh sát trong các cuộc chiến và hải quân có khả năng tác chiến xa. Tất cả những lực lượng này mang lại cho Pháp quân đội có thể hoạt động trên một phạm vi rộng và hiệu quả.

Nga

Sau khi kết thúc chiến tranh Lạnh, nước này đã phải chịu những hậu quả rất nặng nề, ảnh hưởng tới cả chính trị. Quân đội Nga khi đó không còn được tiếp cân các nguồn lực, công nghiệp quốc phòng không được hỗ trợ. Tất cả những gì còn lại là sự trì trệ trong quản lý và phát triển, trang thiết bị cũ.

Nhưng những thay đổi vào đúng thời điểm đã phát huy tác dụng. Những lực lượng tinh nhuệ đã được đầu tư giúp Nga giành chiến thắng trong cuộc chiến ở Chechnya. Năm 2008, Nga đánh bại quân đội Georgia, 2014 tiến quân vào Crimea. Có thể coi quân đội Nga đang đóng vai trò lớn kể cả với những quốc gia lân cận chưa kể tới sự phát triển của không quân và hải quân.

Quân đội Nga sẽ nằm trong danh sách những nước mạnh nhất năm 2030 nhưng vẫn sẽ có một số khó khăn. Sau khi tổ hợp công nghiệp quốc phòng của Liên Xô sụp đổ, hệ thống phát triển mới đã ra đời nhưng vẫn chưa thể ngay lập tức bắt kịp tiến bộ của các nước khác.

Nhân sự cũng là một vấn đề giải quyết khi quân đội Nga đang phát triển mô hình cũ là quân nhân nghĩa vụ. Trong khi lực lượng quân đội do những binh lính tự xin vào biên chế mới là cơ sở để tạo ra những lực lượng đặc biệt. Tuy nhiên những nước khác vẫn phải công nhận Nga là nước có quân số và sức mạnh khổng lồ.

Hoa Kỳ

5 nuoc co quan doi manh nhat the gioi vao nam 2030 - Anh 2

Mỹ là một trong những nước có quân đội rất nhiều kinh nghiệm

Từ những năm 91, quân đội Mỹ đã được coi là trở thành tiêu chuẩn cho quân đội các nước khác. Nhiều năm sau đó, quân đội Mỹ vẫn có mặt ở Iraq, Afganistan và nhiều vùng khác. Mặc dù nhiều khí tài từ thời chiến tranh lạnh vẫn còn được sử dụng nhưng mức độ hiện đại của Mỹ đã được nâng cấp đến mức độ phục vụ cho chiến tranh mạng. Máy bay không người lái của Hoa Kỳ cũng thuộc diện rất tốt, kết hợp cả khả năng trinh sát với tấn công chính xác. Hải quân và lính thủy đánh bộ của nước này vẫn phát triển trong những năm qua mặc dù tốc độ không cao.

Hoa Kỳ là nước có kinh nghiệm chống khủng bố lâu dài nhất hiện nay và đang tham gia những cuộc chiến “chưa biết khi nào mới kết thúc”. Tất cả những điểm này sẽ giúp Hoa Kỳ là quốc gia giữ vững ngôi vị quân đội mạnh trong năm 2030.

Trung Quốc

5 nuoc co quan doi manh nhat the gioi vao nam 2030 - Anh 3

Quân đội Trung Quốc

Từ đầu những năm 90, quân Giải phóng Nhân dân Trung Hoa đã trải qua một cuộc cải cách triệt để, đặc biệt với lực lượng lục quân. Đảng Cộng sản Trung Quốc cũng định hướng quân đội thành một tổ chức có hoạt động thương mại. Với việc tiếp cận được nguồn vốn và các công nghệ tiên tiến, Trung Quốc đang có một lực lượng quân đội ngày càng hiện đại.

Các dự án thiết bị khí tài lớn, hiện đại, các khóa đào tạo thực tế được thực hiện liên tục, nguồn nhân lực không giới hạn sẽ là điểm mạnh. Nhưng Nations Interest cũng cho rằng nước này không đủ kinh nghiệm thực tế. Không tham gia vào các cuộc xung đột lớn là điểm thua kém có thể nhìn thấy khi so với các nước khác nhưng chắc chắn khả năng phát triển của quân đội nước này sẽ là rất lớn trong tương lai.

Theo BizLIVE

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ