5 lỗi thường gặp khiến ngôi nhà bừa bộn

Bạn đã cố dọn dẹp mọi thứ sạch sẽ nhất có thể mà nhà vẫn lộn xộn? Hãy cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục nó.

5 lỗi thường gặp khiến ngôi nhà bừa bộn

1. Quá nhiều giấy tờ

Giấy, tạp chí, thư từ, sách, các loại thẻ… có mặt mọi nơi trong nhà bạn, và chúng là nhân tố khiến ngôi nhà trở nên lộn xộn. Giải pháp là hãy đặt một thùng rác nhỏ cạnh cửa ra vào, với những bức thư, giấy tờ không cần thiết hãy bỏ luôn chúng vào thùng, chỉ giữ lại những thứ quan trọng. 

Với những quyển báo hoặc tạp chí số cũ, cách đây mấy tháng mà bạn không cần đến cũng nên bỏ đi. Dọn dẹp lại kệ sách, cất những quyển sách cũ vào thùng, nhường chỗ cho những cuốn sách mới.

2. Đặt đồ vật không đúng chỗ

Bạn thường có thói quen lấy đồ vật ra sử dụng rồi tiện tay bỏ chúng lại ngay chỗ mình làm? Hãy tự đặt cho mình nguyên tắc sắp xếp lại mọi thứ trước khi ra khỏi phòng và nghiêm túc thực hiện nó. Ghi lại danh mục các đồ vật, vị trí của chúng để khi làm xong, bạn có thể cất vào đúng vị trí.

3. Vứt quần áo bẩn lung tung

Untitled-3-7578-1429495831.jpg

Bạn nên treo quần áo đã sử dụng vào một ngăn tủ hoặc cho vào giỏ đồ.

Quần áo chính là vấn đề lớn nhất làm cho căn phòng của bạn bừa bộn. Bạn có thói quen lấy quần áo ra sử dụng sau đó vứt chúng trên giường, trên ghế… 

Hãy sử dụng một số đồ đạc trong nhà làm giỏ đựng quần áo hoặc dành một phần không gian trong phòng để đặt thêm tủ chứa đồ. 

Ngoài ra, cũng nên tạo thói quen cất gọn quần áo lại chỗ cũ trước khi lấy ra một bộ đồ mới. Mỗi sáng, bạn gom hết quần áo bẩn và bỏ vào máy giặt, đảm bảo không còn đồ đạc vứt lung tung trong phòng.

4. Suy nghĩ "hình như mình mới dọn nhà mà"

Trí nhớ của bạn nhiều khi là một "kẻ nói dối" siêu đẳng. Đôi khi bạn nghĩ lần cuối cùng mình dọn dẹp nhà cửa là tuần trước nhưng sự thực, cuộc sống bận rộn khiến bạn chẳng nhớ rõ điều đó có chính xác không. Nhìn nhà cửa thì có lẽ câu trả lời là dọn vào tháng trước nghe hợp lý hơn.

Hãy tạo cho bản thân có trách nhiệm trong việc giữ nhà cửa sạch sẽ bằng cách lên lịch dọn vệ sinh định kỳ. Bạn nên ghi chú trên giấy, mỗi buổi hoàn thành đúng lịch thì phải đánh dấu lại. Như vậy, bạn mới có thể dễ dàng kiểm tra được mình có thường xuyên thực hiện đúng kế hoạch không và dần dần cải thiện nó.

5. Không rèn thói quen tốt cho trẻ và vật nuôi

Untitled-1-7354-1429495831.jpg

Dạy dỗ cún cưng không nghịch phá không đơn giản nhưng sẽ đem lại nhiều lợi ích.

Bạn luôn cố gắng dọn dẹp mọi thứ nhưng lũ trẻ hiếu động nhà bạn luôn làm mọi thứ rối tung lên. Hoặc thủ phạm làm nhà cửa lộn xộn chính là thú cưng bạn nuôi. 

Bạn cần nghiêm khác hơn, đặt ra những quy định buộc mọi người phải thực hiện. Có thể nói với con bạn là bạn đã vất vả dọn dẹp nhà cửa như thế nào và bé cần phải làm những điều gì để đóng góp vào việc giữ gìn vệ sinh chung. 

Đối với thú cưng, hãy dành thời gian để luyện cho chúng những thói quen nhất định và đầu tư một số dụng cụ hỗ trợ như khay vệ sinh, xịt vệ sinh đúng chỗ... Điều này sẽ giúp công việc dọn dẹp đỡ vất vả.

Theo doisong.vnexpress.net

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ