5 loài “quái vật” khiến bạn không tin là có thật ở dưới đáy biển

Đại dương chiếm đến 3/4 diện tích bề mặt Trái đất mà chúng ta đang sống. Có một sự thật đáng ngạc nhiên là số người từng đặt chân lên Mặt trăng còn nhiều gấp nhiều lần số có thể chạm đến nơi sâu thẳm của đại dương.

5 loài “quái vật” khiến bạn không tin là có thật ở dưới đáy biển

Cho tới nay, ước tính, loài người mới chỉ khám phá được khoảng 1% diện tích đáy biển và bí ẩn vẫn đang bao trùm đáy đại dương.

Tuyển tập những loài sinh vật biển với ngoại hình độc-lạ dưới đây có thể sẽ khiến bạn "hết hồn" khi bắt đầu công cuộc khám phá đại dương sâu thẳm.

1. Mực "ma cà rồng"

Dù các nhà khoa học đã khẳng định rằng loài mực quỷ (Vampire Squid) không gây hại cho con người, nhưng với ngoại hình kỳ lạ, bất cứ ai cũng có thể bị loại vật này dọa đến mức "đứng hình".

Sống ở độ sâu 1.000m dưới đáy biển, loài sinh vật này mang những đặc điểm lạ đến khó tin. Chúng trông vô cùng dữ dằn với đôi mắt hình cầu lớn.

Đây là thành viên duy nhất của họ cephalopod, mang cả đặc tính của mực lẫn bạch tuộc còn sống sót. Khi được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1903, mực "ma cà rồng" bị nhầm lẫn là bạch tuộc.

Trên thân mực "ma cà rồng" có hai vây giống như tai. Nhờ chúng mà nó có thể di chuyển trong nước.

Mắt của chúng có màu đỏ hoặc xanh tùy thuộc vào ánh sáng. Trên cơ thể mực "ma cà rồng" phủ rất nhiều chất tạo sáng (photophores), cho phép chúng phát quang hoặc biến thành vô hình trong vùng nước tối. Mực "ma cà rồng" có thể điều khiển nồng độ chất này để thu hút con mồi hoặc xua đuổi kẻ thù.

2. Cá mực vây lớn

Loài mực này chỉ mới được phát hiện ra trong thế kỉ XXI ở phía ngoài khơi đảo Hawaii. Đây là một bức ảnh hiếm hoi về cá mực vây lớn bởi từ khi được phát hiện, hầu như chưa có ai bắt gặp hay ghi lại được hình ảnh về loài sinh vật kỳ lạ này.

Theo một số mô tả thì các xúc tu của loài cá mực vây lớn ước tính dài tới khoảng 5m và chúng cư trú ở độ sâu hàng nghìn mét dưới đáy biển.

3. Cá mập mang xếp

 

Cá mập mang xếp có vẻ ngoài vô cùng dữ tợn trông như một con quái vật biển. Đây là loài cá sống chủ yếu ở vùng biển sâu (trên 1.500m), phân bố không liên tục trên cả Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.

Sở hữu đặc điểm của loài cá mập nguyên thủy, chúng được coi là hóa thạch sống dưới đáy biển từ thời kỳ khủng long với chiều dài lên tới 2m, cơ thể màu nâu sẫm giống con lươn nhưng có sáu cặp khe mang. Đặc biệt, chúng có hàm răng nhỏ nhưng cực nhọn, xếp thành 25 hàng chéo song song với nhau.

4. Ốc sên chiến binh (Battle Snail)

Ốc sên không phải là một động vật đặc biệt trên bất cứ phương diện nào nhưng loài ốc sên đại dương được phát hiện ở Ấn Độ Dương lại là một ngoại lệ.

Loài ốc sên này sẽ không bao giờ phải sợ sệt nhút nhát như anh em trên cạn của nó nhờ vào lớp giáp đặc biệt mà nó mang trên mình.

Có lẽ môi trường khắc nghiệt dưới đáy biển sâu đã trang bị cho loài sinh vật này một vũ khí lợi hại phòng thân hoàn hảo. Đó chính là lớp vảy chứa các… hợp chất sắt. Hiện tại, quân đội Mỹ đang nghiên cứu loài ốc sên kì lạ này để chế tạo vũ khí cho chính những chiến binh của họ.

5. Giun ống khổng lồ

Loài giun ống khổng lồ này có hình dạng giống… vỏ cây son, dài tới 2,4m với đường kính cơ thể 4cm. Chúng được phát hiện ở độ sâu hơn 1.500m tại những địa điểm khắc nghiệt nhất của đại dương: gần miệng núi lửa, hay những lỗ phun khí thải độc hại.

Nghiên cứu kỹ hơn, các chuyên gia phát hiện, giun ống khổng lồ không có miệng, cũng không hề có hệ thống cơ quan tiêu hóa.

Tuy vậy, chúng vẫn sống trong một thời gian rất dài. Giới khoa học cho rằng, nguồn thức ăn của sinh vật này chính là các loại vi khuẩn biển chúng hấp thụ được.

Theo Trí thức trẻ

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

Tiền đạo Tottenham lên chức bố

GD&TĐ - Tiền đạo Richarlison của Tottenham và tuyển Brazil vừa thông báo anh sắp được làm bố khi bạn gái Amanda Araujo đang mang thai.