Cà phê kèm hương vị
Nếu cà phê xay của bạn được kết hợp với “hương vị bí ngô” hay vani thì đó là dấu hiệu bạn có thể uống cả hương vị nhân tạo và tự nhiên trong đó.
Nhưng sự thực là gì? Mọi người thường thích nhìn thấy thành phần “hương vị tự nhiên” ghi trên nhãn sản phẩm, nó khiến bạn yên tâm vì dù sao tự nhiên vẫn tốt hơn nhân tạo nhưng đôi khi bạn bị “lừa”.
Hương vị tự nhiên phải có nguồn gốc ở thực vật hay động vật, trong khi hương vị nhân tạo được tổng hợp trong phòng thí nghiệm. Tuy nhiên, cả hai đều là hỗn hợp của các chất hóa học chứa dung môi, chất nhũ hoá, chất bảo quản ngoài hương vị chính.
Thậm chí, chúng còn bao gồm các chất phụ gia như BHT và BHA có liên quan đến ung thư. Do vậy, bạn nên tránh các hương vị gia giảm dù đó là sở trường của bạn như quế hay vani tinh khiết.
Đồ uống nhiều đường
Nghiên cứu gần đây trên Tạp chí của Hiệp hội lão khoa Mỹ cho thấy những người uống sôda dễ bị béo bụng gấp 3 lần so với những người không uống nhiều soda trong khoảng thời gian 10 năm, thậm chí sau khi tính toán những yếu tố ảnh hưởng như độ tuổi, luyện tập thể dục và thói quen hút thuốc.
Người bị béo bụng thường dễ mắc các bệnh lý tim mạch, tiểu đường loại 2, hội chứng chuyển hóa và tăng tỷ lệ tử vong.
Theo ấn phẩm y tế Harvard, các chất làm ngọt nhân tạo được sử dụng trong soda thực sự có thể thay đổi cách chúng ta nếm thức ăn.
Chất làm ngọt nhân tạo ngọt hơn đường ăn rất nhiều, vì vậy khi chúng ta trở nên quen với vị ngọt cường độ cao, những thực phẩm lành mạnh ít ngọt như trái cây và rau quả trở nên ít hấp dẫn. Điều này thực sự không tốt cho sức khỏe.
Nước ép trái cây và sinh tố đóng chai
Trên nhãn của các chai nước ép trái cây hay sinh tố đóng chai, nhà sản xuất vẫn ghi "100% nước trái cây" trên nhãn nhưng điều này không có nghĩa là loại nước này hoàn toàn tốt cho sức khỏe.
Có hai lý do để giải thích vấn đề này: thứ nhất khi uống nước ép trái cây, bạn đang tiêu thụ một lượng đường khá lớn; thứ hai uống nước ép trái cây không tốt bằng ăn cả trái do khi ăn chúng ta có được hàm lượng chất xơ giúp cơ thể chuyển hóa đường và cảm thấy no.
Vậy uống sinh tố đóng chai thì sao? Sinh tố đóng chai cũng cung cấp cho ta một lượng chất xơ được bảo quản của trái cây nhưng nó vẫn có thể chứa thêm chất tạo ngọt dù trên nhãn ghi rõ không thêm đường.
Sữa hạt có đường
Bạn đang có ý định sử dụng sữa từ các loại hạt như đậu, hạnh nhân, óc chó… Bạn nên cân nhắc vì chúng thường được kết hợp với đường và hương liệu. Ví dụ, trong mỗi cốc sữa hạnh nhân vani có khoảng 13g đường.
Tổ chức Y tế thế giới cho biết lượng đường khuyến cáo sử dụng cho mỗi người chỉ nên có tổng cộng 25g mỗi ngày. Do vậy, bạn nên lựa chọn một loại sữa hạt không đường hoặc tự chế biến cho riêng mình.
Các loại nước có thêm hương vị
Nước có mùi vị chẳng hạn như trà xanh, hương đào, hương táo… thường được xem là một thay thế lành mạnh để nạp thêm nước vào cơ thể.
Tuy nhiên, các loại nước này thường được nạp với đường, chất ngọt nhân tạo như aspartame, hương liệu tổng hợp và thậm chí cả thực phẩm màu. Những chất này thường không có trong chế độ ăn của bất kỳ ai.
Do đó, nếu bạn đang khao khát cho thêm một chút gì đó vào ly nước đá, hãy thêm một ít hoa quả tươi để cung cấp hương vị tự nhiên.