Mụn mọc quanh miệng
1. Kem đánh răng
Nhiều người thường phàn nàn về mụn mọc khu vực xung quanh miệng của họ. Mụn quanh miệng có thể xuất phát từ thành phần cấu tạo của kem đánh răng và thói quen đánh răng sau khi rửa mặt.
Theo chuyên gia làm đẹp Jill Kibildis tới từ hệ thống chăm sóc da Heyday thì chúng ta luôn nên đánh răng trước khi rửa mặt, không nhất thiết là kem đánh răng là loại hóa học hay thảo mộc.
Làn da mỏng manh của chúng ta rất dễ bị kích ứng bởi những chất hoạt động trong kem đánh răng. Một số chất trong kem đánh răng có thể gây kích ứng nhẹ hoặc gây mụn ở da như: baking soda, chiết xuất bạc hà, hydrogen peroxide, fluoride, sodium lauryl sulfate, cồn, tinh dầu, Mặt khác khi đánh răng sau khi rửa mặt có thể sẽ khiến vi khuẩn từ miệng lây lan lên làn da quanh miệng.
Một số người còn dùng cả kem đánh răng để bôi lên mụn. Điều này có thể làm dịu da tức thời nhưng nó không có lợi. Thay vì đó, muốn làm dịu da mụn bạn có thể thay bằng loại mặt nạ làm từ đất sét.
2. Sản phẩm chăm sóc tóc
Những chất hoạt động tạo bọt, làm sạch nhanh(thường là sodium laureth sulfate, sodium lauryl sulfate)trong sản phẩm chăm sóc tóc như dầu gội đầu có thể dính vào da, khiến da bạn nhiễm khuẩn và bị kích ứng. Ngoài ra, dầu từ dầu xả dính vào da cũng sẽ gây bít lỗ chân lông và dễ làm bạn bị lên mụn, ngứa ngáy.
Những sản phẩm dưỡng tóc hay tạo kiểu còn có thể tiếp xúc với làn da của bạn khi tóc dính vào da. Nhiều người không để ý nhưng để một số kiểu, tóc sẽ chạm vào da mặt bạn nhiều lần trong ngày, đặc biệt là nếu không kẹp gọn lúc ngủ.
Lượng dầu tự nhiên trong cơ thể thường sản xuất mạnh vào lúc nửa đêm. Dầu và mồ hôi thường dính vào vỏ ga, gối. Khi ngủ da bạn có thể tiếp xúc với chăn, gối dính dầu, mồ hôi, vi khuẩn. Điều này có thể gây ra mụn trứng viêm hoặc mụn ẩn dưới da. Tắm sạch trước khi ngủ và thay đổi chăn, ga, gối… là cách giúp bạn hạn chế điều này. Nếu không thay được chúng mỗi tuần một lần thì có thể đổi vị trí nằm.
4. Sản phẩm công nghệ và kính mắt
Những thứ như điện thoại di động, tai nghe, kính mắt chứa rất nhiều vi khuẩn, chất bụi bẩn, dầu... khi chung tiếp xúc với môi trương, tay, da mặt, tóc. Khi bạn sử dụng các sản phẩm không được làm sạch định kỳ, chúng có thể dính vào da mặt, gây mụn, bít lỗ chân lông.
Khăn mặt rất quen thuộc trong các bước làm sạch da. Tuy nhiên chúng lại là chứa một ổ vi khuẩn nếu không được giặt sạch sẽ và phơi ở nơi nắng to. Mọi dụng cụ sử dụng cho việc làm đẹp cần được làm sạch định kỳ ví dụ như cọ trang điểm, máy rửa mặt, khăn mặt.
Theo chuyên gia làm đẹp Jill Kibildis thì: “Khăn mặt chỉ nên dùng một lần rồi phải giặt sạch và phơi nắng ngay.”