5 câu chuyện rùng mình đằng sau những bức ảnh tưởng chừng như rất đỗi bình thường

Thoạt nhìn, ai cũng nghĩ đó chỉ là những bức hình thông thường: một người đàn ông ngồi bên ngoài xe ô tô, hai cha con đứng trên con đường, một chiếc bóng trên tường...

5 câu chuyện rùng mình đằng sau những bức ảnh tưởng chừng như rất đỗi bình thường

Nhưng đằng sau đó lại là những câu chuyện rùng mình của lịch sử mà không phải ai cũng biết.

Lịch sử luôn đem đến cho người ta những điều bất ngờ, ngạc nhiên lớn. Ẩn sau đằng sau mỗi bức ảnh là hàng loạt câu chuyện của quá khứ, được kể lại bằng gam màu đen trắng, những đường nét mờ ảo hay các nhân vật đã khuất bóng vào dĩ vãng.

Tuy nhiên, câu chuyện họ để lại vẫn khiến hậu thế không khỏi rùng mình và đặt câu hỏi khi nghĩ đến: họ đã đi đâu? chuyện gì đã xảy ra? tại sao lại có những thứ như vậy?

1. David Alexander Johnson

David Alexander Johnson là một nhà nghiên cứu núi lửa tại trung tâm nghiên cứu địa chất Mỹ. Anh được gửi tới Washington để quan sát các hoạt động hình thành dung nham của núi St. Helens. Anh tình nguyện làm công việc giám sát thay cho các nhà khoa học khác. Nơi anh đứng cách một ngọn núi lửa khổng lồ chỉ chừng 10m. Bức ảnh chụp nơi anh đang làm việc và thư giãn bên cạnh chiếc xe của mình trước khi anh qua đời khoảng 13 tiếng.

Vào ngày 18/5/1980, Johnson và những nhà khoa học khác nhận thấy những điều bất thường với núi lửa. Họ cho rằng sẽ có vụ phun trào chỉ trong vòng vài chục phút sau đó. Khi nó xảy ra, một lượng lớn khí ga nóng và các mảnh vỡ đất đá chảy tràn qua khu rừng với tốc độ kinh hoàng. Trước khi bị nhấn chìm trong dòng dung nham nóng bỏng, Johnson đã cố gắng gửi đi những thông điệp cuối cùng cho đồng đội.

"Vancouver, Vancouver, nó đây rồi!".

Tiếng đài radio của anh sau đó im bặt. Người ta chưa bao giờ tìm thấy thi thể của David A. Johnson.

5 cau chuyen rung minh dang sau nhung buc anh tuong chung nhu rat doi binh thuong - Anh 1

2. Tereksa

Thoạt nhìn, mọi người cho rằng đó chỉ là một đứa trẻ đang vẽ những hình thù nguệch ngoạc trong lớp học. Tuy nhiên khi nhìn kỹ hơn, những nét vẽ loằng ngoằng đó có vẻ như tạo thành hình thù nhất định. Đứa trẻ nhìn vào camera với đôi mắt vô hồn. Khi được hỏi về việc bức vẽ đó nói về cái gì, cô bé đã trả lời.

"Nhà".

Cô bé trong bức hình có tên Tereksa. Những nét vẽ trong bức hình là dãy hàng rào dài vô tận và những cuộn dây thép tại trại tập trung của Đức Quốc xã, nơi cô bé từng sống. Bức ảnh đã mang đến cho người xem cái nhìn về một sự thật đầy tàn khốc của lịch sử: Những vết thương ngoài da có thể lành, nhưng vết thương trong tâm hồn thì không.

5 cau chuyen rung minh dang sau nhung buc anh tuong chung nhu rat doi binh thuong - Anh 2

3. Thảm kịch tại Ireland

Một kỳ nghỉ gia đình thường mang lại cho các thành viên cảm giác thoải mái, vui vẻ, phấn chấn sau những ngày làm việc, học tập vất vả. Giống như cặp cha con người Tây Ban Nha trong bức hình. Những tưởng đã có một kỳ nghỉ thú vị tại Ireland, không ai ngờ thảm kịch lại xảy ra ngay sau đó.

Bức ảnh được chụp vào năm 1998 tại thị trấn Omagh. Chiếc xe Cavalier đỏ bên phải hai cha con được nối với bom và kích nổ bởi một tên khủng bố người Ireland để phản đối Hiệp định Good Friday. Dù hai cha con trong bức hình đã sống sót, 29 người khác đã thiệt mạng và hàng trăm người bị thương sau vụ nổ.

5 cau chuyen rung minh dang sau nhung buc anh tuong chung nhu rat doi binh thuong - Anh 3

4. Memento Mori

Nếu các bộ phim kinh dị dạy chúng ta điều gì thì đó là việc, các bức ảnh cũ kỹ như tấm hình này luôn tiềm tàng những điều đáng sợ hay mảng tối của lịch sử. Nếu bạn nhìn kỹ vào tấm hình này, có thể bạn sẽ nhận ra điều gì đặc biệt với các nhân viên trong bức hình, đặc biệt là người phụ nữ ở giữa: vô hồn, lạnh lẽo, trống rỗng và thậm chí trông đầy chết chóc.

Trên thực tế, đó là bức hình của một người chết với 2 người thân khác trong gia đình.

Vì nhiều lý do, các gia đình vào thế kỷ 19 cho rằng đó là hoàn toàn bình thường và không có gì đáng sợ khi chụp hình với người mới mất trong gia đình. Nhiều bà mẹ còn ôm con trong vòng tay để chụp bức hình cuối cùng. Nhiều gia đình muốn lưu dữ hình ảnh người con quá cố nên đã thuê các thợ ảnh, vốn rất đắt đỏ, thời bấy giờ về chụp.

5 cau chuyen rung minh dang sau nhung buc anh tuong chung nhu rat doi binh thuong - Anh 4

5. Chiếc bóng của người đã khuất

Dù mắt bạn có kể cho bạn câu chuyện ra sao cũng đừng tin vào những gì mình nghĩ. Đây không phải là nơi thích hợp để chụp một đứa trẻ chơi nhảy dây hay một thể loại tranh graffiti. Và chắc chắn, chẳng ai cố tình vẽ ra nó trên tường cả.

Tuy nhiên, đây không phải bức ảnh đầu tiên khi bạn có thể nhìn thấy hàng loạt bức hình như thế tại Hiroshima, Nhật Bản. Nó được chụp không lâu sau khi vụ nổ bom nguyên tử tại Hiroshima vào năm 1945. Quả bom có sức công phá mạnh mẽ, làm "bóng" của những người thiệt mạng in hằn trên tường.

Nhìn những hình ảnh như này, có người tin là thật, còn có người thì cho rằng nó chỉ là sản phẩm của tưởng tượng. Tuy nhiên, dù gì đi nữa, nó cũng gợi lại nỗi buồn của chiến tranh.

5 cau chuyen rung minh dang sau nhung buc anh tuong chung nhu rat doi binh thuong - Anh 5
Theo Phụ Nữ News

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ