4 trận chiến cứu nước Nga khỏi thảm họa diệt vong

GD&TĐ - Những chiến thắng quân sự thường mang đến cho Nga thêm những lãnh thổ mới, uy tín và sức ảnh hưởng. Và có những người thề cam kết chiến đấu hết mình, hiến dâng máu xương cho Tổ quốc để giúp nó được trường tồn và tránh bị xóa tên trên bản đồ thế giới. 

4 trận chiến cứu nước Nga khỏi thảm họa diệt vong

Mời bạn đọc cùng khám phá 4 trận chiến đã mang lại thành công vang dội, kịp thời giúp nước Nga thoát khỏi những bàn thua trông thấy.

TRẬN KULIKOVO (NĂM 1380)

Vào giữa thế kỷ 14, các tiểu vương Nga liên tục xung đột xuyên suốt 150 năm dưới sự chinh phạt kinh tế và chính trị của đế quốc Mông Cổ, không người nào có lòng hy vọng, tâm tưởng về những cải cách cho tương lai. Khi Hãn Quốc Kim Trướng (tên gọi để chỉ một Hãn quốc Hồi giáo Mông Cổ) đối mặt với một sức mạnh đe dọa mới, thì vừa lúc đó người Nga nhận thấy rằng, họ phải tóm lấy cơ hội để giải phóng khỏi ách của người Mông Cổ.

Tiểu vương mạnh nhất trong số các thuộc quốc của Nga là Đại công quốc Moscow đã lên tiếng thách thức tướng quân Mamai (người đang chiếm ngự quyền lực của Hãn quốc Kim Trướng). Cuộc xung đột này đã leo thang lên đến đỉnh điểm ngay trong trận Kulikovo, một nơi nằm gần sông Don (không xa so với Tula vào thời điểm năm 1380.

Không rõ có chính xác bao nhiêu lính tráng tham dự trong trận này, nhưng theo các tài liệu thuyết phục thì tổng số lượng binh sĩ của các bên là khoảng 6 vạn người. Cuộc chiến hao tổn vô số, ngỡ gần như thành đại họa, thì quân Nga đã tung ra lực lượng dự bị của họ, đánh tập hậu lực lượng kỵ binh Mông Cổ ở cự ly gần.

Người Nga đã chuyển bại thành thắng giòn giã. Xác lính chết như ngả rạ, quân Mông Cổ đại bại buộc phải lui binh. Trong khi chiến thắng này vẫn không đủ để giải phóng các tiểu vương Nga khỏi ách cai trị của đế quốc Mông Cổ, nhưng nó đã tạo ra một bước đi lớn mang tính cách mạng.

Uy tín quân sự của đế quốc Mông Cổ đã sụt giảm đáng kể, và Moscow đã nghiễm nhiên trở thành một trung tâm chính trị đầu não của các tiểu vương quốc quốc Nga. Người Mông Cổ đã mất quyền gây dựng ảnh hưởng của họ đối với các vùng lãnh thổ của Nga, và đến năm 1480 tức chỉ 1 thế kỷ sau trận Kulikovo, cuối cùng sau một thời gian chờ đợi, người Nga đã tự giải phóng chính họ. (Ảnh 1)

TRẬN POLTAVA (NĂM 1709)

Sự kiện Đại chiến Bắc Âu đã diễn ra dữ dội trong suốt thế kỷ 18, và các kết quả của nó đã quyết định số phận của 2 nước Nga và Thụy Điển cho đến tận ngày nay. Thuở bấy giờ Thụy Điển đang là bá chủ của Bắc Âu, và họ từng là một trong những đạo quân hùng mạnh nhất thế giới thời đó. Thế rồi đột nhiên đế quốc Thụy Điển cảm thấy mình bị “qua mặt’ bởi một nhà nước ít được biết tiếng ở ngoại ô phía Đông của châu Âu.

Thụy Điển thực sự bị mất trong chiến tranh trước khi chính thức mất tiếng như là đế quốc hùng mạnh vào năm 1721. Tại trận Poltava năm 1709, hoàng đế Peter Đại Đế đã hạ lệnh nghiền nát đối phương. Trong suốt những năm đầu tiên của cuộc chiến tranh, Hoàng đế Karl XII của Thụy Điển luôn giữ ở thế “bất khả chiến bại” và đã vài lần ông đã chiến thắng áp đảo Nga cùng các đồng minh như Saxony, Ba Lan và Đan Mạch.

Để tiêu diệt hẳn kẻ thù Nga, hoàng đế Karl XII đã tổ chức một chiến dịch chọc sâu vào lãnh thổ Nga, nhưng họ đã bị mắc kẹt tại thành phố Poltava, nơi đại binh của vua Karl XII bị bao vây. Và ở đó, vào ngày 8/7/1790, đại binh Thụy Điển đã đối mặt với lực lượng đại binh do Sa Hoàng Nga Peter dẫn đầu trong một trận chiến sống mái.

Trong trận thư hùng dữ dội, quân đội Nga đã đẩy lui được cả 2 cánh bộ binh và kỵ binh của vua Karl XII, rồi cuối cùng họ dồn toàn lực để phản công. Trước áp lực dâng tràn khí thế của người Nga, đại binh Thụy Điển buộc bị đẩy lùi, và chẳng mấy chốc hành động lui binh mất trật tự bỗng biến thành cảnh hỗn loạn.

Người Thụy Điển đã thiệt hại 7.000 người, trong khi tổn thất phía Nga chỉ 1.300 người. Hai ngày sau đó, gần 1,6 vạn lính Thụy Điển đã đầu hàng quân Nga tại ngã tư sông Dnieper. Chiến thắng ở trận Poltava đã khiến người Nga giành được thế tiên phong và họ giữ vững nó cho đến khi kết thúc cuộc chiến.

Uy tín của quân Nga giờ đây lên cao chót vót và người Âu Châu bắt đầu gọi Nga là “đế quốc”, mặc dù Pter Đại Đế chỉ chính thức gọi nước mình là đế quốc Nga vào năm 1721. (Ảnh 2)

TRẬN CHIẾN STALINGRAD (GIAI ĐOẠN 1942 - 1943)

Stalingrad giữ một ý nghĩa to lớn đối với Đức Quốc Xã (ĐQX). Stalingrad là một trung tâm công nghiệp lớn trên đôi bờ sông Volga, nó cũng liên kết giao lộ Trung Nga với vùng Caucasus và Trung Á. Bên cạnh đó, nếu kiểm soát “Thành phố Stalin” thì sẽ là một chiến công tuyên truyền không tiền khoáng hậu đối với Adolf Hitler.

Tháng 9/1942, những cuộc đụng độ dữ dội đã bắt đầu trên đường phố Stalingrad, binh lính giao tranh giữa các ngôi nhà. Người Nga mất dần các tòa nhà, rồi lấy lại và lại bị thất lạc. Các nhà máy sản xuất máy kéo và pháo binh Stalingrad nằm cách chiến địa chỉ vài cây số, và tiếp tục sản xuất ngay cả khi các vụ giao tranh bắt đầu trên lãnh thổ Nga. Vào tháng 11/1942, 2 triệu binh sĩ ở cả phía Nga - Đức đều hăm hở đánh nhau để nắm quyền kiểm soát Stalingrad.

Người Đức được sự hậu thuẫn quân đội của Ý, Croatia, Hungary và Rumani. Sau này đây là một lý do chính cho sự thất bại của quân Đồng Minh tại Stalingrad. Khi quân Đức chọc sâu vào thành phố Stalingrad, lực lượng Rumani yếu hơn đã bao bọc các cánh quân của họ. Vào ngày 19/11/1942, lính Xô Viết tổ chức Chiến dịch Uranus làm bẽ gãy các phòng tuyến của quân Rumani và bao vây đội quân thứ 6 của Đức khiến cánh quân này bị triệt tiêu vào tháng 1/1943.

Chiến thắng giòn giã ở trận Stalingrad đã tạo ra một tác động quân sự và chính trị to lớn đối với quân Đồng Minh, và thường được xem là bước ngoặc quan trọng trong cuộc Đại chiến tranh thế giới thứ II. Quân Đức tổn thất nặng nề và nhanh chóng buộc phải nghĩ lại chiến lược của họ ở mặt trận phía Đông. (Ảnh 3)

TRẬN KURSK (NĂM 1943)

Là một trong những trận chiến lớn nhất trong lịch sử thế giới, trận đánh Kursk có sự tham chiến của hơn 3 triệu binh sĩ ở cả 2 phía. Đức muốn trả thù cho sự thua cuộc của họ ở Stalingrad và đạt được thế thượng phong. Kế hoạch của người Đức là vây lính Xô Viết ở gần Kursk bằng 2 trận phản công lớn.

Tuy nhiên, lính Xô Viết đã chuẩn bị từ trước cho cuộc phản công này và họ giữ vững khí thế của mình. Trận Kursk cũng chứng kiến trận chiến bằng xe tăng lớn nhất trong lịch sử (với sự tham dự của hơn 1.000 xe tăng), diễn ra gần Prokhorovka.

Những chiếc xe tăng con Hổ mới và mạnh mẽ của Đức đã đánh trận với xe tăng T-34 của Liên Xô. Tuy nhiên trận này dù đầu tư dàn xe tăng tốn kém, nhưng cả 2 cùng chịu tổn thất và không bên nào tuyên bố chiến thắng.

Sau khi quân Đức ngừng tấn công, phía Liên Xô bắt đầu phản công với một cuộc đột phá nhanh chóng. Pháo hoa chiếu sáng bầu trời Moscow nhằm đánh dấu sự kiện giải phóng 2 thành phố Belgorod và Oryol – những lễ ăn mừng đầu tiên trong cuộc chiến.

Trận Kursk chính là người Liên Xô tận dụng chiến thắng từ Stalingrad. Quân Đức thất bại trong nỗ lực cuối cùng để giành thế thượng phong ở mặt trận phía Đông. Giờ đây quân đội Liên Xô đã trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết, họ giành quyền kiểm soát và tiến tới tổng chiến thắng. (Ảnh 4) 

Theo Nguyễn Thanh Hải (TH)

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ