Mỡ bụng không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn gây cảm giác khó chịu cho bạn. Đi cùng với đó là hàng loạt những bất tiện trong việc lựa chọn quần áo, sinh hoạt hàng ngày; thậm chí, đây còn là tác nhân làm tăng nguy cơ bệnh tật.
Những thói quen dưới đây có thể là các hoạt động bạn thường xuyên mắc phải gây nên hậu quả béo bụng không mong muốn.
Uống nước có ga thường xuyên
Theo các nhà nghiên cứu, việc tiêu thụ từ một đến hai lon nước có ga mỗi ngày sẽ làm cho kích thước vòng eo của bạn tăng lên một cách đáng kể. Lí do là bởi lượng đường trong nước có ga sẽ tạo nên các kích thích, gây cảm giác thèm ăn nhiều hơn so với nhu cầu cơ thể thực tế.
Do đó, nếu phải chọn 1 thức uống hợp lí, tốt cho sức khỏe, các loại nước ép trái cây như: chanh, cam, bạc hà.. sẽ là những lựa chọn phù hợp nhất.
Nước có ga mang lại những hương vị, cảm giác đặc trưng riêng, tuy nhiên, lại không thể thay thế tốt cho lượng nước mà cơ thể mong đợi, nhất là khi chúng chứa hàm lượng đường không nhỏ. Hạn chế sử dụng nước có ga sẽ giúp bạn duy trì được sức khỏe cũng như vóc dáng mình mong muốn.
Ăn tối muộn
Cuộc sống bộn bề hàng ngày khiến cho nhiều người không còn chú trọng quá nhiều tới bữa ăn tối. Đây là thói quen cần hạn chế để tránh những tác hại không đáng có. Ăn tối trễ không chỉ gây nên các chứng bệnh phổ biến, thậm chí, nó còn là nguyên nhân sản sinh những ảnh hưởng tiêu cực liên quan tới vóc dáng.
Ban đêm là thời điểm cơ thể cần được nghỉ ngơi sau một chuỗi những hoạt động thường nhật. Ăn muộn đồng nghĩa với việc làm đảo lộn nhịp sinh hoạt thông thường của cơ thể. Việc ngả lưng với một chiếc dạ dày căng tràn có thể gây nên khó tiêu, làm tăng nguy cơ phát triển acid reflux, từ đó gây nên béo bụng.
Để hạn chế điều này, tốt nhất nên có một bữa ăn cách giấc ngủ 3 tiếng và ăn nhẹ hoa quả nếu bạn thấy đói vào ban đêm.
Ăn uống khi tâm trạng không tốt
Nghe có vẻ phi lý nhưng thực chất, tâm trạng cũng là yếu tố rất quan trọng trong hoạt động ăn uống. Ở trạng thái buồn bã, chán nản hay thất vọng.., thông thường ta dễ rơi vào tình trạng lơ đãng trong bữa ăn, việc tiêu thụ theo đó cũng trở nên kém hiệu quả rõ rệt. Quá trình chuyển hóa dinh dưỡng vì thế cũng hạn chế, gây ứ đọng.
(Ảnh minh họa)
Cách tốt nhất để cải thiện điều này đó là cố gắng cân bằng cảm xúc, lấy lại bình tĩnh, thư giãn đầu óc để việc ăn uống sau đó trở nên nhẹ nhàng và trọn vẹn.
Thiếu ngủ
Đối với người trưởng thành, 7 – 9 giờ ngủ mỗi đêm sẽ đem lại cho cơ thể sức khỏe ổn định và năng lượng dồi dào nhất. Thiếu ngủ làm tăng cao hormone căng thẳng, kích thích việc thèm ăn, nhất là các thực phẩm có đường. Thói quen thức khuya, thiếu ngủ vì thế sẽ làm tích tụ một lượng mỡ bụng đáng kể.
Cải thiện điều này, đồng nghĩa với việc bạn phải cố gắng sắp xếp công việc, ổn định các hoạt động hàng ngày sao cho hợp lí, điều độ nhất. Từ đó, mang lại một giấc ngủ đủ, sâu, cải thiện trí tuệ cũng như vóc dáng.