Thí sinh đến làm thủ tục dự thi tại Trường ĐH SP Hà Nội |
Trong số 38 trường này, vượt chỉ tiêu nhiều nhất là trường ĐH Phan Thiết với tỷ lệ % vượt so với chỉ tiêu lên tới 91,73% (năm 2009, tổng chỉ tiêu trường này được giao là 750 chỉ tiêu nhưng số thí sinh trúng tuyển nhập học là 1438 thí sinh).
Đứng thứ hai trong top những trường vượt chỉ tiêu nhiều nhất năm 2009 là CĐ Cần Thơ với tỷ lệ vượt 88,64% (2075 thí sinh trúng tuyển nhập học/ 1100 tổng chỉ tiêu). Tiếp đến là CĐ Điện tử điện lạnh Hà Nội với tỷ lệ vượt 63% (1141/700); CĐ Điện lực miền Trung với tỷ lệ vượt 49% (894/600); ĐH Kinh doanh và Công nghệ Hà Nội: 43,6% (4884/3400); CĐ Kinh tế kỹ thuật Hà Nội: 41,25% (1130/800). 32 trường còn lại có tỷ lệ vượt so với chỉ tiêu từ 15,86% đến 38,29%.
Số tiền phạt áp dụng cho những trường trên theo ông Nguyễn Văn Chiến, thấp nhất là 20 triệu và cao nhất là 60 triệu.
Riêng trường hợp Trường ĐH Phan Châu Trinh (không có trong danh sách 38 trường trên), ông Chiến cho biết đã gửi tờ trình đến Thứ trưởng thường trực Phạm Vũ Luận (Trường ĐH Phan Châu Trinh đã tự tổ chức tuyển sinh, ra đề thi, chấm thi và tuyển sinh).
Cũng theo ông Nguyễn Văn Chiến, tổng thể năm 2009, toàn khối ĐH, CĐ thực hiện tuyển được 93% chỉ tiêu đã thông báo. Ngoài vi phạm về tuyển vượt chỉ tiêu của những trường nêu trên, một số Bộ, ngành, địa phương sau khi có thông báo chỉ tiêu tuyển sinh của Bộ GD&ĐT lại ra văn bản giao chỉ tiêu nhiều hơn (Tỉnh Khánh Hòa giao chỉ tiêu nhiều hơn cho trường CĐ Văn hóa Nghệ thuật Du lịch Nha Trang) hoặc tự điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh giữa các trường của Bộ mà không có ý kiến của Bộ GD&ĐT.
Bên cạnh đó, nhiều trường không thực hiện đúng thời hạn, chưa thực hiện nghiêm quy định về thu nhận hồ sơ đăng ký xét tuyển; một số trường xét tuyển cả những khối thi không nêu trong cuốn “Những điều cần biết” (có ngành tuyển cả 4 khối A, B, C, D)…
Hiếu Nguyễn