Theo giới quan sát, với sự cải thiện trong quan hệ giữa Iran, Châu Âu và Hoa Kỳ thì người Nga đang lo lắng về tương lai của mối quan hệ Nga - Iran. Tuy nhiên, có những lý do để cho rằng: Moscow không phải lo lắng quá nhiều về điều này.
Mối quan hệ trải dài qua nhiều thế kỷ
"Nói theo ngôn ngữ hiện đại, Nga đã bắt đầu hợp tác với Iran ngay cả trước cả khi có người nghĩ đến việc đó. Quan hệ Nga - Ba Tư đã được thành lập hơn 400 năm trước, dưới thời Ruriks, khi cả hai nước đều bước lên một tầng cao mới của phát triển kinh tế và chính trị. Khi đó, cả hai nước đều đang trong thời kỳ thống nhất về chính trị và đã hình thành thị trường chung. Mỗi quốc gia đều có một thế mạnh trong nhiều lĩnh vực để cung cấp cho đối tác."
Nhìn vào lịch sử để thấy rằng Iran đã nhận ra rằng việc nối lại hợp tác chặt chẽ với Moscow sẽ mang lại cho họ những lợi ích tuyệt vời. Và đó là cách mọi thứ đã và đang diễn ra.
Ngoại trưởng Nga Sergei Lavrov và Ngoại trưởng Iran Mohammad Javad Zarif |
Năm 1992, Nga và Iran đã ký kết một thỏa thuận về việc xây dựng nhà máy điện hạt nhân Bushehr, và cho đến nay tiếp tục đạt thêm một thỏa thuận về việc xây dựng Bushehr II.
"Từ năm 2012, trong bối cảnh khủng hoảng Trung Đông, quan hệ giữa Moscow và Tehran ấm lại một lần nữa, trở thành chủ đề chính cần thảo luận trên thế giới. Và tương tự như cách phương Tây từng lo sợ sự gia tăng ảnh hưởng của Liên Xô lên Tehran. Ngày nay, một lần nữa họ lại đang cố gắng để ngăn chặn viễn cảnh hai cường quốc này xích lại gần nhau. Hơn bao giờ hết, ý tưởng về một liên minh quân sự - chính trị giữa Iran và Nga để trở thành một đối trọng với NATO, đang hình thành."
Tổng thống Nga Putin và Tổng thống Iran Hassan Rouhani |
"Đối thoại đa phương với Iran đã trở thành một trong những định hướng chính sách đối ngoại chính trong nhiệm kỳ tổng thống của ông Vladimir Putin. Người ta chỉ có thể nhớ lại rằng tháng 3 năm 2001 chứng kiến sự kiện ký kết Hiệp ước về các nguyên tắc quan hệ và hợp tác giữa Liên bang Nga và nước Cộng hòa Hồi giáo Iran. Ngày nay, phù hợp với Điều 18 của Hiệp ước, Moscow và Tehran đang hợp tác với nhau trong nỗ lực giải quyết các vấn đề lớn của thế giới - đặc biệt là cuộc khủng hoảng Syria và Iraq".
Nga có thể học hỏi một, hai điều từ Iran
Nga có thể có một hoặc hai điều để học hỏi từ những người Iran về cách tự đứng trên đôi chân của mình bất chấp việc phương Tây cố gắng để cô lập họ.
Khi Mahmoud Ahmadinejad được bầu làm tổng thống vào năm 2005, lệnh cấm vận được áp đặt đối với Iran do bị cáo buộc tiến hành chương trình làm giàu uranium. Iran khi đó phải chịu các biện pháp trừng phạt nặng nề nhất của Mỹ và đồng minh. "
"Tuy nhiên, Iran đã tìm được cách để trở thành một cường quốc hàng đầu khu vực, và bây giờ đã buộc những người đã từng tìm cách chèn ép họ phải thương lượng với họ. Đến hiện tại, khi biện pháp trừng phạt đối với Tehran được gỡ bỏ, Iran lại đứng trước thế giới, độc lập và tự hào."
Iran là một trong số ít các quốc gia Hồi giáo có được thực lực quốc phòng mạnh nhất. |
"Hoàn cảnh của Iran đã dạy cho họ cách để tồn tại. Họ đã tự sản xuất ra mọi thứ cần thiết cho cuộc sống, từ đôi dép đến máy bay không người lái. Ngày nay, sinh viên tốt nghiệp đại học Iran có thể đoạt giải Nobel và chiếm vị trí hàng đầu trong các trung tâm công nghệ cao quốc tế. Về y học, Iran có thể tự chữa gần như 100% các bệnh nan y, họ tích cực phát triển ngành công nghiệp dược phẩm, thiết bị khoa học công nghệ đều tự sản xuất mà không có thiết bị nhập khẩu. "
"Tất nhiên, họ hiện vẫn có những khó khăn, lĩnh vực ngân hàng đang kiệt quệ vì cấm vận, nền kinh tế không thể tự hào về những đổi mới lớn, và đang tăng trưởng chậm hơn so với mong muốn. Nhưng cũng nên nhớ đất nước này đã phải đối mặt với lệnh cấm vận tới 40 năm.
Một thanh niên Iran đến ngân hàng đổi ngoại tệ |
Nhìn vào những gì Iran đã trải qua, Nga chắc chắn sẽ được hưởng lợi từ việc nghiên cứu kinh nghiệm của Iran trong lĩnh vực thay thế nhập khẩu. Bởi các chuyên gia đều nhận định rằng: Biện pháp trừng phạt của phương Tây chống Nga sẽ không sớm được gỡ bỏ".
Hợp tác chính trị, quân sự, kinh tế, năng lượng
Tháng mười một năm ngoái, trong cuộc hội đàm với Tổng thống Iran Hassan Rouhani, Vladimir Putin bày tỏ Moscow sẵn sàng cung cấp cho Tehran 5 tỷ USD dự trữ trong ngân hàng. Sau cuộc đàm phán, các nguyên thủ quốc gia đã lựa chọn được 35 dự án ưu tiên liên quan đến năng lượng, xây dựng, cảng và đường sắt. "
Đồng thời, "hai nước đã nhất trí hợp tác trong các lĩnh vực dầu khí. Trưởng đoàn đàm phán hợp đồng dầu mỏ của Iran, ông Seyed Mehdi Hosseini, công bố vào cuối tháng Mười rằng Gazprom và Lukoil có triển vọng tốt nhận những ưu tiên trong các lĩnh vực dầu mỏ tại Iran. Đồng thời, Bộ trưởng Dầu mỏ Bijan Zangeneh bày tỏ tin tưởng rằng "sau khi loại bỏ các biện pháp trừng phạt chống Nga, hợp tác giữa Moscow và Tehran trong lĩnh vực năng lượng sẽ tiếp tục với một sức sống mới."
Iran có thể trở thành quốc gia chủ chốt của OPEC với kim ngạch xuất khẩu dầu mỏ lên tới 2 triệu thùng mỗi ngày. |
"Đối với các lĩnh vực quân sự: Ở đây, có vẻ như chúng ta sẽ thấy các hợp đồng mới trị giá hàng tỷ đô la vì với tình hình không ổn định ở Trung Đông, Iran cần phải hiện đại hóa lực lượng vũ trang của mình, điều đó có nghĩa rằng Tehran sẽ rất quan tâm đến vũ khí của Nga. "
"Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã được kết nối bởi vô số các hợp đồng trong các lĩnh vực khác nhau. Do đó, sau khi mối quan hệ giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ trở nên xấu đi, Moscow bây giờ phải tìm kiếm đối tác mới để "lấp chỗ trống". Iran đang trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp (chủ yếu là các loại trái cây và rau quả), Nga có thể dễ dàng bắt đầu mua sản phẩm từ nước Cộng hòa Hồi giáo này."
Iran đang trở thành nước xuất khẩu các sản phẩm nông nghiệp |
Cuối cùng, các nhà phân tích cho thấy, "đơn giản hóa chế độ thị thực cũng có thể coi là một động lực quan trọng cho sự hợp tác chặt chẽ hơn. Ngày 23 tháng 11 năm 2015, trong chuyến thăm của ông Putin đến Iran, hai nước đã ký kết một thỏa thuận về du lịch miễn thị thực cho một số công dân."
"Nhìn từ lịch sử tới tình hình hiện nay, viễn cảnh về một liên minh quân sự - chính trị giữa Iran và Nga đang càng ngày càng trở nên rõ rệt."
*Bài viết thể hiện quan điểm của nhà báo Syria Abbas Juma đăng trên báo độc lập Svobodnaya Pressa của Nga