Theo bác sĩ dinh dưỡng Trần Thị Minh Nguyệt, trẻ bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm thường khiến phụ huynh băn khoăn không biết cho con ăn món gì đầu tiên, món gì lành nhất, dễ ăn nhất để bé làm quen với thực phẩm ngoài sữa mẹ.
Bác sĩ gợi ý 3 loại rau củ quả sau đây, mẹ có thể phối hợp với thịt, cá để chế biến thành các món bột ăn dặm bổ dưỡng và an toàn cho bé:
Rau mồng tơi
Rau mồng tơi rất lành, hầu như không gây dị ứng ở trẻ nhỏ. Bé được khoảng 6 tháng tuổi mẹ có thể tập cho ăn dặm với rau này. Mồng tơi giàu sắt, vitamin A, folate và các chất chống oxy hóa.
Toàn bộ và thân cây chứa nhiều vitamin A (100 g lá tươi cung cấp 8.000 IU hoặc 267 % nhu cầu vitamin A hàng ngày), giúp mắt sáng và da đẹp.
Có thể kết hợp với các loại hải sản như cua, cua đồng, nghêu, tôm... để nấu những món bột ăm dặm ngon miệng cho bé.
Lưu ý: Rau mồng tơi tính mát lạnh lại nhuận tràng, cần tránh cho ăn khi bé bị cảm lạnh, tiêu chảy. Nếu cố tình ăn khi đang mắc những chứng bệnh này, bệnh sẽ càng trầm trọng thêm.
Trái bơ
Bơ bóc vỏ, bỏ hột, nghiền nát cho bé ăn. Với trẻ lớn, có thể cắt bơ thành những miếng nhỏ và cho con tự bốc ăn hoặc nghiền với ít gia vị như đường sẽ ngon miệng hơn.
Trái bơ chứa trên 14 loại vitamin và khoáng chất bao gồm canxi, sắt, đồng, magie, photpho, kali, natri, kẽm mangan và selen. Trái bơ còn là nguồn folate rất quan trọng đối với phụ nữ trong độ tuổi sinh nở, đặc biệt quan trọng đối với bà bầu ở những tuần đầu tiên. Nghiên cứu cho thấy 75% trẻ sơ sinh bị nứt đốt sống là do thiếu folate từ trong bụng mẹ.
Bơ. |
Khoai lang
Đây là một trong những loại thực phẩm rất thích hợp để chế biến thành bột ăn dặm cho bé. Khoai lang vừa có vị ngọt, ngon, thơm vừa giàu chất dinh dưỡng, rất tốt cho sự phát triển của trẻ trong thời kỳ ăn dặm.
Khoai lang cũng giàu chất xơ đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ tiêu hóa, chống lại các vi khuẩn gây bệnh, điển hình là khuẩn gây táo bón.
Bé ăn khoai lang sẽ tránh được nguy cơ bị táo bón. Hàm lượng vitamin trong khoai cũng giúp tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống chọi tốt hơn với các loại vi khuẩn, virus.
Khoai lang. |
Đu đủ
Đu đủ chín là loại quả giàu dinh dưỡng, giàu vitamin C (giúp cơ thể hấp thụ sắt), vitamin A và E, chất xơ và axit folic. Các chuyên gia dinh dưỡng thường khuyên phụ huynh cho bé ăn đu đủ ở tháng thứ 7 nhưng nếu muốn ăn sớm hơn (khoảng tháng thứ 6) cũng không gây ảnh hưởng gì.
Để bé có thể nếm thử những hương vị mới, các mẹ có thể kết hợp đu đủ với những loại thực phẩm khác như trái cây, rau, thịt, bột yến mạch, sữa chua, táo, lê, khoai lang...