12 cách đánh tan vết bầm tím nhanh chóng

Vết bầm là bệnh nhiễm trùng da, gây ra bởi một số thương tích trên da. Nếu những vết bầm tím không được chữa khỏi thì có thể biến thành sẹo.

12 cách đánh tan vết bầm tím nhanh chóng

Hiện có rất nhiều biện pháp khắc phục để đánh tan vết bầm tím một cách hiệu quả. Những vết sẹo của vết bầm tím nên được xử lý ở giai đoạn đầu, nếu không sẽ trở thành sẹo vĩnh viễn và có thể ảnh hưởng đến vẻ đẹp của bạn.

Tham khảo 10 biện pháp đơn giản làm tan vết bầm tím nhanh chóng:

Khi mới bị thương

1. Chườm đá

Việc đầu tiên và phải hành động tức thì khi bị bầm dập là chườm đã ngay lên vùng bị thương và lăn liên tục trong vòng 10 – 15 phút. Đá lạnh sẽ làm giảm lưu lượng máu ở khu vực đó, hạn chế máu tụ dưới da. Nếu không có đá thì có thể sử dụng nước lạnh, khăn lạnh thay thế. Chú ý: Khi sử dụng đá chườm phải rất cẩn thận. Đừng để đá trực tiếp lên da của bạn. Bỏng lạnh cũng có thể gây hại cho da. Hãy bọc đá trong một chiếc khăn rồi mới chườm lên vùng bị thương.

2. Nâng cao vùng bị thương

Trong trường hợp không có vật lạnh để chườm lên vết thương ngay lập tức thì phương pháp trọng lực cũng là một cách tốt để ngăn chặn sự lưu thông máu trên da. Trong phương pháp này, chúng ta phải nâng cao phần cơ thể bị thương lên. Ví dụ như đầu gối bị tím thì phải gác chân lên một chỗ thật cao để máu ít dồn về chân bị thương đó. Lưu lượng máu sẽ ít hơn, sau đó cơn đau sẽ ít hơn. Lưu ý, nâng cao vùng bị thương 3-4 phút lại phải hạ xuống 1 lần, tránh để vùng bị thương thiếu máu quá mức.

3. Dùng thuốc

Nếu cơn đau của vết bầm khiến bạn không thể chịu nổi, bạn có thể dùng một số thuốc. Các loại thuốc cần được dùng đúng theo chỉ định của bác sĩ. Các vết bầm tím nên được xử lý cẩn thận. Chú ý: trước khi dùng thuốc nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng và thành phần của thuốc để tránh phản ứng phụ.

Sau khi vết bầm tím được hình thành:

4. Thả lỏng bản thân

Khi bị thương, điều quan trọng nhất phải tránh là sự căng thẳng. Nếu tâm trạng càng căng thẳng thì cơ thể càng tiết nhiều dịch hóa chất. Những hóa chất này sẽ làm vết thương thêm đau đớn và dễ gây ra sẹo chìm.

5. Massage

Massage giúp cơ thể được thư giãn. Để chữa bất cứ bệnh gì, tinh thần thoải mái cũng là một việc cần thiết. Việc xoa bóp với một số loại tinh dầu đặc biệt của các loại cây, hoa tự nhiên giúp bạn thả lỏng các cơ, quên đi sự sợ hãi và đau đớn từ các vết bầm tím.

6. Tắm nắng

Việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là cách tốt nhất và thích hợp nhất để chữa trị các vết bầm tím. Nhiều người tránh ánh nắng mặt trời vì cho rằng nắng làm tổn hại da. Tuy nhiên, bạn có thể sử dụng các loại kem chống nắng để phòng ngừa những tổn hại ấy. Những tia nắng mặt trời có khả năng tự chữa vết thương do bỏng, những vết thâm tím một cách dễ dàng và hiệu quả.

8. Dùng dấm

Khi mới bị thương thì phải tìm mọi cách giảm lưu lượng máu trên da để hạn chế máu tụ và giảm đau. Nhưng sau đó, khi vết bầm đã hình thành thì phải tìm cách làm tăng lưu lượng máu trên da để làm tan vết bầm. Dấm là một trong những biện pháp chữa trị tiện lợi nhất. Nó có sẵn trong bếp của mỗi gia đình. Dấm sẽ giết chết các vi trùng có thể ảnh hưởng đến các vết bầm tím, làm giảm sưng, giảm đau. Cách dùng: trộn dấm với nước ấm và xoa bóp nhẹ trên vùng bị thương.

9. Dùng dứa

Dứa cũng là một bài thuốc tự nhiên đánh tan vết bầm. Trong dứa có một chất được đặt tên là Brome lain. Hóa chất này giúp phá vỡ các enzym chuyên chữa trị vết thương. Khi enzym bị vỡ sẽ phóng thích các chất lỏng chụp vào các tĩnh mạch và các mô. Các chất lỏng này sẽ cho phép các mô sản xuất các mô mới một cách dễ dàng, thay thế những mô cũ bị tổn thương.

10. Chườm nóng

Một cách khác để tăng lưu lượng máu trên da để làm tan vết bầm là chườm nóng. Nhiệt cung cấp cho các mô giúp cơ thể thư giãn và sản xuất các mô mới. Chườm nóng cũng là phương thuốc tốt để chữa lành nhanh các vết bầm tím.

11. Dùng hành tây

Hành tây là một trong những phương pháp chữa trị bầm tím tại nhà thông thường. Ngoài giảm đau, hành tây còn là một bài thuốc nổi tiếng để điều trị các vết thương và có tác dụng phi thường để điều trị các bệnh như tắc nghẽn, bong gân và sưng tấy. Cách làm: xay nhuyễn hành tây với muối, đắp lên vết thương, bọc lại để qua đêm. Bạn sẽ thấy một sự thay đổi lớn vào sáng hôm sau.

12. Bổ sung vitamin

Vitamin K là một phương thuốc hiệu quả để điều trị đông máu và tổn thương mô trong cơ thể còn vitamin C giúp tăng sức đề kháng và phát triển collagen, làm lành vết thương. Vì vậy, để các vết bầm tím nhanh khỏi, hãy ăn các loại rau quả giàu vitamin K như chuối, bông cải xanh và những loại rau quả nhiều vitamin C như ổi, cam, quýt,...

Theo Dân Việt

Tin tiêu điểm

Đừng bỏ lỡ