Phi thuyền bay này là một thiết kế cho ngành quân sự. Tuy nhiên phương tiện rất giống xe hơi biết bay này mới chỉ dừng lại ở ý tưởng. Nếu đi vào hoạt động, chắc hẳn phi thuyền này rất dễ bị bắn hạ. Nó cũng tiêu thụ một lượng lớn nhiên liệu và có rất ít ưu thế khi đối phó với kẻ thù. |
Những chú chó chống xe tăng này là một sáng kiến của Cộng hòa Xô Viết. Được biết những con chó này đã hạ được hơn 300 xe tăng Đức trong Thế chiến thứ 2. Những con chó được huấn luyện để tìm thức ăn dưới những chiếc xe tăng, sau đó chúng bị bỏ đói trước các trận đấu. Chúng được gắn bom trên lưng với một cái cần và sẽ nổ ngay khi nó chạm gầm xe tăng. Phía Đức cuối cùng cũng tìm được cách đối phó lại là tấn công những con chó bằng cách bắn lửa khiến chúng sợ chạy mất. Sau một số trường hợp những con chó chạy khỏi khu vực chiến đấu, chương trình dùng chó đã bị loại bỏ. |
Khi chiến đấu trong thành phố, mỗi ngóc ngách đều có thể là nơi ẩn náu của kẻ thù. Do đó, nhiều loại vũ khí khác nhau đã được thiết kế, trong đó có súng nòng cong, dành cho binh lính có thể nhìn quanh các ngóc ngách và nổ súng dưới sự che chở của những bức tường xi măng. |
Chiếc xe tăng Tsar do Nga sản xuất với 2 chiếc bánh lớn kéo theo bộ bánh nhỏ hơn rất nhiều phía sau. Chở một lượng lớn súng ống hạng nặng, đây là xe chiếc xe tăng được thiết kế để vượt qua mọi chướng ngại vật. Tuy nhiên, do cồng kềnh và không tiện lợi trong các trận đấu, Tsar đã mau chóng bị loại bỏ. |
Đây là thiết bị chở mìn điều khiển từ xa. nó có thể mang gần 100kg chất nổ và được điều khiển về phía kẻ thù rồi phát nổ. Những quả mìn này do Đức tạo ra và sử dụng trong Thế chiến thứ 2. |
Chiếc xe tăng hình cái mở nút chai này không chạy bằng xích xe tăng thông thường mà chạy bằng bộ phận hình mở nút chai khổng lồ này. Giống như cái mở nút chai kéo lên cái nút gỗ, chiếc xe tăng này bám đất để chạy và nó có thể chạy trên mọi địa hình. Tuy nhiên, chiếc xe tăng này quá nhẹ để có thể sử dụng ở chiến trường |
Khinh khí cầu yểm hộ được thả khá nhiều ở các thành phố trong thế chiến thế giới thứ 2. Trông giống như những quả mìn bay, chúng có thể gây khó khăn cho những máy bay bay thấp của kẻ thù muốn thả bom. |
Với sự khan hiếm kim loại trong thế chiến thứ 2, dự án Habbabuk là một nỗ lực tạo ra các mẫu hạm đủ vững chắc bằng nguyên liệu có tên là pykrete để chống chọi với kẻ thù và dễ dàng sửa chữa. Chiếc mẫu hạm này cho phép dựng lên những con tàu lớn trong khi sử dụng rất ít các nguồn lực. Tuy nhiên, chưa có con tàu nào kịp ra đời thì chiến tranh đã kết thúc. |
Ý tưởng tạo ra những quả bom dơi của Mỹ để đối phó với Nhật Bản trong thế chiến thứ 2 này khá đơn giản: Gắn một thiết bị nổ lên những con dơi Mexico, sau đó thả những con dơi vào thành phố của kẻ thù để chúng trú ngụ. Vào thời điểm xác định, tất cả những con dơi sẽ phát nổ và đốt cháy thành phố. Tuy nhiên dự án này đã bị đình chỉ vì thời điểm đưa ra quá muộn |
Xe jeep bay được tạo ra với mục tiêu có được một chiếc trực thăng nhẹ đậu được ở mọi địa hình. Một số thiết kế được đưa ra nhưng chưa bao giờ được chế tạo trọn vẹn. Cho dù trên giấy nó có đẹp thế nào đi chăng nữa thì dự án sản xuất loại phương tiện bay này đã bị hủy vì lý do: "không cần thiết" |
Hà Châu (Theo Xinhua)