Bản chất dạy - học: Tổ chức hoạt động nhận thức cho HS. Dạy HS cách tìm ra chân lý. Quan tâm tới quá trình học, theo nhu cầu của HS.
Mục tiêu của dạy học và giáo dục: Chú trọng hình thành các năng lực (độc lập, sáng tạo, hợp tác…) để sớm thích ứng vai trò là người phát triển cộng đồng. Dạy phương pháp và cách thức giải quyết vấn đề, dạy cách học. Học để đáp ứng những yêu cầu hiện tại và tương lai. Những điều đã học cần thiết, bổ ích cho bản thân và cho sự phát triển của xã hội.
Nội dung dạy - học: Từ nhiều nguồn khác nhau như sách giáo khoa, tài liệu khoa học, tài liệu Hướng dẫn học... mang tính thực tế cao, có nhiều tình huống thực tế, đáp ứng nhu cầu HS quan tâm. Ngoài kiến thức còn cung cấp phương pháp tư duy, cách thức nhận thức trong quá trình học của HS.
Phương pháp dạy - học: Các phương pháp tìm tòi, khám phá, giải quyết vấn đề và dạy học tương tác. Tích cực hóa hoạt động học của HS. Dạy học phân hóa theo khả năng nhu cầu của từng HS. Dạy học theo tốc độ học tập, nhận thức của HS. Tạo ra niềm vui, hứng thú và tình cảm lành mạnh trong quá trình học của HS.
Hình thức tổ chức lớp học: Cơ động, linh hoạt, tổ chức theo yêu cầu, đặc thù môn học khác nhau. Học ở ngoài lớp, ngoài nhà trường. Học theo cá nhân, theo nhóm nhỏ. Bàn ghế theo chuẩn, thuận tiện cho việc sắp xếp, bố trí phù hợp với hoạt động học của HS.
Môi trường lớp học: Lớp học hoạt động, kỷ luật tích cực, theo hình thức HS tự chủ, tự quản, dân chủ, thân mật và hợp tác. Sử dụng có hiệu quả các công cụ hỗ trợ học tập trong lớp (Hội đồng tự quản HS, các góc học tập trong lớp theo chủ đề).
Đánh giá HS: Đánh giá theo quá trình học, theo sản phẩm hoạt động học của học sinh một cách thường xuyên, liên tục. Đánh giá để điều chỉnh cách dạy và cách học. Tăng cường đánh giá bằng nhận xét. HS tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau; đánh giá được hỗ trợ từ gia đình, cộng đồng.
Vai trò của giáo viên: Giáo viên tổ chức, điều khiển, thúc đẩy, gợi mở, xúc tác, trợ giúp, hướng dẫn, tìm tòi, động viên, cố vấn, trọng tài, trong các hoạt động học tập độc lập của HS. Đánh thức năng lực, tiềm năng trong mỗi em, chuẩn bị tốt cho các em tham gia hòa nhập cộng đồng và tạo ra phong cách học tập suốt đời sau này.
Vai trò của cha, mẹ HS và cộng đồng: Cha mẹ HS và cộng đồng tham gia vào các hoạt động nhà trường thường xuyên và hiệu quả; trực tiếp hỗ trợ học tập, đánh giá và GD các em.n