1. Dâu tây: Theo The Richest, báo cáo năm 2013 từ Mạng lưới hành động về thuốc bảo vệ thực vật phát hiện một mẫu dâu tây chứa tới 54% dư lượng thuốc trừ sâu khác nhau, trong đó có 9 chất gây ung thư, 24 loại gây rối loạn hormone, 11 loại là độc tố thần kinh và 12 độc tố gây vô sinh. Kết cấu mềm mại của dâu tây làm cho nó dễ dàng hấp thụ các hóa chất, điều đó cũng đồng nghĩa với việc khó loại bỏ hóa chất độc hại khi sử dụng. |
2. Rau bina: Mặc dù cung cấp nhiều lợi ích sức khỏe, các lá rau bina cũng chứa một lượng thuốc trừ sâu cao, thậm chí còn cao hơn hẳn so với bất kỳ thực phẩm nào khác. Ngoài ra, DDT, một hóa chất có độ độc cao bị cấm từ hơn 20 năm trước, vẫn tồn tại với mức tương đối cao ở các mẫu rau bina. |
3. Táo: Các loại thuốc trừ sâu được phun trong quá trình trồng và bảo quản táo để giữ táo tươi lâu, tránh sâu bọ. Chúng rất dễ bám vào vỏ táo và có thể ngấm sâu vào bên trong. Đặc biệt, thuốc trừ sâu không chỉ được thấy trên táo tươi mà còn có thể có trong nước sốt táo và nước ép táo. |
4. Ớt chuông: Ớt chuông hay ớt ngọt là một thực phẩm khác có thể bị phun tới 50 loại thuốc bảo vệ thực vật khác nhau, trong đó nhiều nhất là imidacloprid. Trong thử nghiệm trên động vật, các nhà khoa học phát hiện hóa chất này có thể gây tổn thương gan, các vấn đề đông máu, nồng độ cholesterol tăng và các vấn đề về sinh sản. |
5. Thịt gà: 42% trong tổng số 484 mẫu thịt gà tươi sống được Hiệp hội Người tiêu dùng Mỹ kiểm tra phát hiện bị nhiễm Campylobacter jejuni. Vi khuẩn này gây những triệu chứng như đau bụng, đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, sốt và đau cơ. Các nhà máy sản xuất đã sử dụng đến clo và axit peracetic ngâm gà để loại bỏ vi khuẩn. Tuy nhiên, 2 hóa chất rất nguy hiểm và liên quan đến ung thư phổi. |
6. Quả việt quất: Đây là loại quả yêu thích của các loại sâu túi và giòi, do vậy trái cây này thường được phun các loại thuốc để ngăn ngừa. Vỏ của việt quất rất mỏng nên rất khó ngăn chặn thuốc trừ sâu không xâm nhập vào bên trong. |
7. Cần tây: Để ngăn ngừa các loài côn trùng gây hại như sâu bướm, bọ cánh cứng xâm nhập, người nông dân phải sử dụng nhiều loại thuốc trừ sâu cho cần tây. Spinosad là thuốc trừ sâu phổ biến nhất được tìm thấy trên thân cây cần tây, thậm chí tồn tại ngay cả sau khi rau đã được rửa sạch kỹ càng. |
8. Đào: Một nghiên cứu năm 2008 của Bộ Nông nghiệp Mỹ phát hiện hơn 50 hợp chất thuốc trừ sâu có trong quả đào, trong đó có một số loại bị cấm sử dụng, 5 hợp chất khác vượt quá giới hạn cho phép của Cơ quan Bảo vệ Môi trường. Đặc biệt, 2 trong số các hóa chất độc hại là fludioxonil, phá vỡ gan, thận, và iprodione, chất gây ung thư cho con người. |
9. Khoai tây: Theo dữ liệu Chương trình bảo vệ thực vật của USDA, có 35 loại thuốc trừ sâu khác nhau được tìm thấy trên củ khoai tây thông thường. 76% các loại khoai tây có chứa chlorpropham, loại thuốc diệt cỏ có thể làm chậm sự tăng trưởng và tắc nghẽn lá lách và gây tử vong. Chúng cũng được phun với thuốc diệt nấm trong suốt mùa sinh trưởng, thuốc diệt cỏ trước khi thu hoạch và phum hóa chất sau khi đào lên để ngăn nảy mầm sớm. |
10. Quả anh đào (sơ ri): Anh đào là một trong 12 loại thực phẩm bẩn chứa mức độ cao lượng thuốc trừ sâu, chất bảo quản và hóa chất gây ung thư. Lý do người nông dân sử dụng nhiều thuốc trừ sâu với quả anh đào là để ngăn ngừa ruồi giấm đẻ trứng trong quả. |