Thí sinh tìm hiểu thông tin về các trường trước kỳ tuyển sinh. Ảnh: N.N |
Riêng đối với hệ ĐH, 9 nhóm ngành có số lượng vị trí tuyển dụng cao còn lại là: Kế toán – Kiểm toán (13,1%); Ngoại ngữ (12,1%); Điện - điện tử (10,2%); Xây dựng (4,6%); Tài chính – Ngân hàng (4,2%); Kiến trúc sư (3,5%); Du lịch – Nhà hàng – Khách sạn (2,4%); Chứng khoán (2,4%); Y (2,3%) và CNTT (2,3%).
Không chỉ có nhiều vị trí tuyển dụng nhất, Kinh tế - Quản trị kinh doanh còn là nhóm ngành thu hút được nhiều thí sinh nhất. Năm 2009, trong tổng số hơn 2,1 triệu hồ sơ ĐKDT, khối ngành, Kinh tế - Quản trị kinh doanh dẫn đầu với hơn 800.000 hồ sơ (chiếm 38%). Tiếp đến là khối Kỹ thuật - Công nghệ gần 690.000 hồ sơ (32%), CNTT gần 107.000 hồ sơ (5%), Nông - Lâm - Ngư nghiệp được 106.000 bộ (5%), và các nhóm ngành khác 410.000 bộ (20%). Trong số 66 cơ sở có tuyển sinh nhóm ngành kinh doanh, trường có nhiều thí sinh dự thi nhất là ĐH Thương mại, ĐH Kinh tế TP.HCM, ĐH Mở TP.HCM, ĐH Tài chính - marketing và ĐH Sài Gòn.
Hiện, có trên 100 cơ sở có đào tạo trình độ ĐH và 92 cơ sở đào tạo trình độ CĐ nhóm ngành kinh tế - QTKD. Ngành QTKD được tuyển sinh, đào tạo theo diện rộng, với tên gọi chung là QTKD hoặc chuyên sâu như QTKD lữ hành và hướng dẫn du lịch, QTKD bảo hiểm, QTKD bưu chính viễn thông, quản trị du lịch nhà hàng khách sạn... Nhóm ngành kinh tế gồm các ngành, chuyên ngành như: kinh tế và quản lý công, kinh tế vận tải, kinh tế quốc tế, kinh tế phát triển, kinh tế chính trị...
Theo TS.Lê Thi Thanh Mai – Phó Ban ĐH và SĐH (ĐHQGTP.HCM), để thành công trong lĩnh vực kinh tế nói chung và QTKD nói riêng cần nắm vững kiến thức tự nhiên, xã hội, kiến thức kinh doanh; thành thạo ngoại ngữ và tin học; có khát vọng làm giàu chính đáng, đạo đức kinh doanh; tư duy sáng tạo; có năng lực tổ chức và quản lý, tự tin, biết cách khắc phục rủi ro...
Lập Phương