Mọi ông bố bà mẹ đều gặp phải tình huống khi con có những hành vi không tốt. Những màn gào thét ăn vạ quả là đau đầu, và thực tế là không có gia đình nào có thể tránh khỏi điều này hoàn toàn. Tuy nhiên, trong nhiều tình huống thì chính cách cư xử của cha mẹ đã tạo nên thói quen khó chịu đó ở trẻ. Trẻ hư có thể:
• Khiến bạn thấy bất lực
• Khiến bạn thương và đồng tình với chúng
• Làm phiền bạn
• Làm bạn mất tinh thần
• Làm bạn sợ hãi.
Và tất nhiên là sẽ chẳng bao giờ làm bạn vui rồi. Chắc chắn bạn không muốn con mình thường xuyên hư. Vậy thì hãy xem lại những điều sau và thực hiện những hướng dẫn để đưa mọi thứ về đúng trật tự của nó.
Chính cách cư xử của cha mẹ đã tạo nên những thói quen khó chịu ở trẻ
1. Không thiết lập các giới hạn
Hiểu được những nguyện vọng của con là điều rất quan trọng. Vì vậy hãy cố gắng đáp ứng mọi mong muốn của con. Và nếu mong muốn đó không phù hợp, hãy để con tự từ bỏ. Điều này không có nghĩa là trẻ sẽ không thấy hạnh phúc hay bố mẹ không thương yêu con.
Khi trẻ được đáp ứng mọi đòi hỏi mà bố mẹ không hỏi gì thêm, chúng sẽ không cảm nhận được sự bảo vệ của bố mẹ, điều này thật lạ phải không? Bạn khiến con có cảm giác như chúng là người quyết định mình cần cái gì, và bố mẹ chỉ việc đáp ứng. Trách nhiệm đó là quá lớn đối với một đứa trẻ, và hiển nhiên kết quả là chúng sẽ càng giận dỗi hơn thôi.
2. Không cho phép con có sự tự do
Bản chất của việc này là bạn nghĩ con còn quá nhỏ để hiểu điều gì là tốt cho chúng, vì thế bạn quyết định mọi thứ dù là nhỏ nhất, thậm chí là những lựa chọn cơ bản cho con. Ví dụ như chuyện ăn mặc bạn cũng muốn con phải mặc cái này thay vì cái khác hay chuyện ăn uống cũng thế.
Tất nhiên bạn hoàn toàn có thể đúng, nhưng nếu con phải sống trong những giới hạn hà khắc như vậy, cuối cùng chúng sẽ nổi loạn để chống lại những điều đó. Và cụ thể nhất là chúng sẽ ăn vạ, gào thét. Trong trường hợp không thành công, chắc chắn trẻ sẽ lặp lại những thói quen xấu này.
Hãy để con tự quyết định những điều vô hại, như tự chọn quần áo để mặc
3. Không nhất quán trong việc cư xử với trẻ
Con người thì ai cũng có nhưng cảm xúc tích cực hay tiêu cực hoặc có những lúc thăng lúc trầm. Nói một cách khác, chúng ta không thể hành xử theo cùng một cách mọi lúc mọi nơi. Điều này lý giải tại sao chúng ta cư xử với con cái mỗi ngày một kiểu, thậm chí là trong một ngày cũng đã khác nhau rồi.
Có thể lúc này chúng ta kiên trì và nhẹ nhàng, nhưng ngay sau đó thì quát tháo ầm ầm mà chả có lý do gì cả; hôm nay chúng ta cấm con xem quá nhiều phim hoạt hình, nhưng ngày mai thôi lại sẵn sàng cho phép chúng làm thế cốt chỉ để chúng yên tĩnh vì chúng ta quá bận rộn. Bố mẹ nghĩ rằng mình không phải rô-bốt để cư xử chuẩn mực mọi lúc mọi nơi, nhưng các con thì không biết. Chúng không thể đoán được tại sao bố mẹ lại cư xử một cách kỳ lạ thế.
Bố mẹ là gương cho con cái học theo, vì thế hãy định hình mọi thứ mà mà bạn mong con trở thành như vậy. Và nếu “bản tính khó dời”, bố mẹ vẫn “bất thường” như thế thì trẻ sẽ không cảm nhận được sự ổn định và rõ ràng. Và thế là chúng lại hư.
4. Không quy định về giờ giấc
Nếu con không đi lớp hoặc nghỉ 2 ngày liên tục – tại sao lại phải bận tâm đến việc đó? Bạn hoàn toàn có thể giải quyết mọi thứ mà không cần một lịch trình nghiêm ngặt nào. Tuy nhiên, một đứa trẻ không có thời gian biểu sẽ cảm thấy không có nền tảng đủ vững chắc, bởi vì không hề có một luật lệ nào trong thế giới của trẻ. Và thế là, sự khó chịu về thể chất cùng với sự mệt mỏi do thiếu ăn và thiếu ngủ sẽ dẫn đến những hành vi không tốt của con.
5. Không hạn chế thời gian xem tivi mà máy tính
Trẻ em thì bé nào cũng thích phim hoạt hình và trò chơi điện tử, chúng có thể sẵn sàng xem hoặc chơi hàng giờ liền, nếu được phép. Con ghi nhớ những trò chơi, tìm nhân vật yêu thích. Điều này giúp phát triển bộ nhớ của con, cũng là trò tiêu khiển tuyệt vời, quan trọng hơn nữa là bạn sẽ có thời gian làm bất cứ việc gì trong khi trẻ bận rộn với những thú vui đó phải không? Không hẳn đâu.
Để con xem Tivi hay chơi điện tử mỗi khi bản thân bận rộn là cách dạy con sai lầm
Kiểu phát triển này khá là hạn chế, và luôn tồn tại những tác hại trông thấy. Bất kỳ bộ phim hoạt hình nào, đặc biệt trò chơi điện tử sẽ kích thích quá trình vận động, rõ ràng nhất là ở trẻ em, thậm chí với cả những đứa vốn không có những kích thích này. Một đứa trẻ quá phấn khích sẽ tìm cách giải phóng năng lượng dư thừa, và chúng sẽ thường xuyên bày trò.
6. Không thiết lập hậu quả
Làm thế nào bạn có thể trừng phạt một đứa trẻ? Điều này thực sự độc ác và lỗi thời, nó chỉ cho thấy sự yếu đuối của bạn đối với một đứa trẻ không có khả năng tự vệ. Hầu hết các bố mẹ làm vậy chỉ để cho con thấy rằng mình không hài lòng với chúng.
Nếu bạn đồng ý với những điều trên, thì đây là tin xấu cho bạn: con bạn sẽ không biết ranh giới và hậu quả của chúng gây ra. Và điều đó sẽ phụ thuộc vào bạn, bởi bạn đã không thiết lập những nguyên tắc chặt chẽ cho con. Điều này khiến trẻ cảm thấy lo sợ và cố gắng tìm ra những cách phản ứng, và hành vi không thể chấp nhận được nhất tất nhiên lại là những trận gào khóc. Bởi vì chẳng có cách nào khác để chúng có thể tiếp cận với bạn.
7. Thỏa hiệp khi trẻ ăn vạ
Con bạn đã khóc không ngừng trong suốt 15 phút, và bạn thấy quá mệt mỏi. Hoặc là bạn tỏ ra thương xót chúng, hoặc bạn chỉ cảm thấy xấu hổ vì những người khác trông thấy? Dù gì đi nữa, thì bạn cũng đang quá nuông chiều con.
Và đó là cách mà trẻ hiểu rằng tiếng la hét của chúng có sức mạnh hơn ý chí của bạn. Vậy thì, chính bạn đang tiếp tay cho những màn ăn vạ sau của con.
8. Quát mắng trẻ
Con bạn tức giận với bạn vì chính những hành vi xấu, sự vụng về hay bất cứ điều gì khác của chúng – thế là bạn mất bình tĩnh và bắt đầu la hét chúng.
Điều này sẽ đụng chạm đến con, và chúng sẽ không làm bất cứ điều gì khiến bạn quát tháo nữa. Tuy nhiên, chính bạn đã dạy trẻ một bài học về sức mạnh của việc la hét. Vì thế đừng phàn nàn nếu chúng cũng làm như thế với bạn.
Quát mắng sẽ khiến trẻ bị tổn thương
9. Không ngăn chặn cảm xúc tiêu cực
Nếu con bạn làm gì sai, nhưng mặt khác chính bạn lại thấy mọi thứ sụp đổ và tâm trạng không thể tồi tệ hơn? Bạn có khống chế cảm xúc không, hay để con rơi vào mớ hỗn độn của sự giận dữ, tiếng la hét và cả nước mắt?
Trong trường hợp thứ hai - bạn không kiềm chế được cảm xúc, con bạn sẽ không thực sự có những hành vi tệ khiến bạn giận dữ như vậy nữa, nhưng những cảm xúc tiêu cực của bạn thực sự đã khắc vào tâm trí con.
10. Không chú ý đến con
Bạn thực sự rất rất bận. Bạn chắc chắn có quan tâm đến con về sức khỏe, sự an toàn, hay sự thoải mái. Tuy nhiên, dành thời gian để chơi các trò vận động với con hay kiên trì trò chuyện với con thì không thể.
Tại sao phải bận tâm về điều này? Để con chơi một mình và ngưng làm phiền bạn, bởi vì bạn đã quá mệt mỏi? Con sẽ quen dần với điều này và làm những điều bạn bảo chúng, nhưng tốt hơn hết là đừng ngạc nhiên khi con đột nhiên hư.
Con bạn sẽ vẫn hy vọng sẽ kéo bạn ra khỏi công việc và ở bên chúng.
Những lỗi của bố mẹ khá là phổ biến, nhưng cái giá của việc này lại quá cao. Với sự thiếu kiềm chế, quá ham mê công việc, không nhất quán, quá áp đặt hoặc quá bận rộn, chính bạn sẽ khiến con lo lắng và hư.
Bạn có thể tránh được những điều này. Chỉ cần bạn yêu thương, thấu hiểu và tôn trọng con. Như thế gia đình bạn sẽ không đứa trẻ hư nào hết.