1. Kỹ năng nấu được bữa ăn không phải mỳ gói, đồ hộp…
Ra hàng ăn chưa bào giờ là giải pháp tốt, mang tính dài lâu, phải không nào? Không chỉ tốn kèm, ăn ngoài còn không đảm bảo dinh dưỡng, vệ sinh. Biết nấu ăn không chỉ đảm bảo cho bạn việc được ăn những món mình thích, mà còn khiến bạn tự lập, đầu óc thoải mái hơn rất nhiều vì không phải lúc nào cũng lo ngay ngáy “nếu thế này, thế kia thì… ai nấu cho mình ăn?”
2. Kỹ năng giặt quần áo
Bạn có chắc chắn rằng mình biết tự giặt quần áo? Bạn sẽ làm thế nào nếu thức ăn bị dây vào áo sơ mi trắng? Làm sao để quần áo màu không phai? Nên phơi thế nào để không bị bai gião đồ?… Biết tự giặt quần áo của mình tức là có kiến thức về việc làm sạch hầu hết những loại trang phục mình mặc, chứ không chị là cho quần áo vào máy giặt và dùng đúng cái chế độ mà mẹ vẫn đặt sẵn từ hàng năm nay nhé!
3. Kỹ năng mua nhu yếu phẩm theo ngân sách của mình
Đây chính là cách tiêu tiền thông mình. Bạn cần biết làm sao để mua đủ thực phẩm và đồ dùng thiết yếu mà không tốn một đồng tiền và cũng không bỏ phí thứ gì. Bạn có thể nhờ mẹ dạy cho việc này. Một bí kíp cho những bạn hay mua đồ ăn ở các siêu thị lớn (siêu thị bán buôn sẽ rẻ hơn) hoặc các cửa hàng quen, đó là đầu tháng, bạn mua một vài phiếu mua hàng ở những nơi đó (ví dụ 8 cái phiếu 100K chẳng hạn), dựa trên những tính toán của mình là sẽ chi tiêu bao nhiêu tiền, sau đó trong tháng chỉ được dùng đúng những phiếu mua hàng đấy thôi.
4. Kỹ năng lập kế hoạch chi tiêu và trả các hóa đơn
Dù bạn vẫn sẽ nhờ “trợ cấp” của bố mẹ, hay kiếm được tiền từ việc làm thêm, thì bạn vẫn cần lập kế hoạch chi tiêu hàng tháng. Đây là kỹ năng tuyệt đối cần thiết cho một người trưởng thành và độc lập. Bạn có thể dùng sổ và bút, hoặc dùng các chương trình quản lý tiền bạc trên điện thoại, ipad…
5. Kỹ năng nói “không”
Đây là một kỹ năng rất quan trọng. Những người không biết từ chối không chỉ dễ bị quá tải và căng thẳng, mà còn dễ bị lôi kéo vào những cám dỗ nguy hiểm nữa.
6. Kỹ năng học
Nghe có vẻ kỳ ục, nhưng ngay cả nhiều bạn học giỏi ở trường trung học cũng có thể xuống dốc khi vào đại học vì không có kỹ năng học. Ở trường đại học chỉ đọc sách giáo trình thì không đủ. Bạn sẽ cần tự biết rằng với mỗi bài giảng, mình được kỳ vọng phải có những kiến thức nào, mục đích của bài giảng là gì, thứ tự đặt câu hỏi ngược xuôi liên quan đến bài giảng…
Bạn cần nhớ rằng khác với thầy cô ở trường phổ thông, các giảng viên ở đại học sẽ chia sẻ những kiến thức, kinh nghiệm mình có về một vấn đề nhất định, nhưng không nhất thiết là sẽ cho bạn biết cách phải học bài này thế nào hay quan tâm bạn có chăm chú hay không để đôn đốc, nhắc nhở. Bạn muốn học thế nào thì tùy, miễn đừng làm ồn hoặc vắng mặt quá nhiều, nhưng “tự do” / “lẵng đãng” trong kỳ thi thì bạn… toi. Chắc luôn!
7. Kỹ năng viết bài luận
Bài luận có những phần như thế nào, mỗi phần nên có nội dung ra sao… bạn có thể tìm thấy trên mạng hoặc tham khảo ý kiến thầy cô giáo để lập ra một công thức viết luận cho hầu như mọi chủ đề, chứ không phải viết bài luận là cứ viết tràn lan tất cả những gì mình nghĩ đâu nhé.
8. Kỹ năng gửi một email chuyên nghiệp
Bởi vì, cho dù bạn chưa phải gửi email công việc, thì tất nhiên là bạn cũng không thể gửi cho giảng viên một email trong đó ghi: “Này thầy ơi, em hỏi câu này cái nhé…”
9. Kỹ năng sơ cứu cơ bản
Các tai nạn có thể xảy ra bất kỳ lúc nào, vì vậy bạn rất nên học cách xử lý những trường hợp như bị bỏng, bị mắc nghẹn, bị chảy nhiều máu…, và những kỹ năng như hô hấp nhân tạo, băng bó…
10. Kỹ năng sửa chữa, bảo dưỡng cơ bản cho nhà cửa, xe cộ
Bạn không nhất thiết phải biết cách tháo tung một chiếc xe máy hoặc cải tạo một căn phòng nhưng biết những việc cơ bản như khi nào xe cần thay dầu, thay bóng đèn trong nhà, xử lý khi toilet bị tắc…, thì không chỉ khiến bạn có thể giải quyết nhanh những vấn đề của chính mình, mà còn giúp bạn tự tin hơn và tiết kiệm được nhiều nữa đấy.
Thêm nữa, kỹ năng dùng thẻ tín dụng chắc chắn cũng sẽ cần thiết cho bạn, kể cả khi bạn chưa có thẻ đi chăng nữa. Bạn hãy chắc chắn rằng mình hiểu được nguyên tắc hoạt động của thẻ, đã tiêu tiền trước thì đến hạn phải trả tiền như thế nào, các loại phí kèm theo, làm sao biết được các chương trình ưu đãi và lãi suất quá hạn ra sao, khi nào thì nên dùng thẻ tín dụng (tức là, đừng có dùng thẻ để mua hàng tá những món đồ và phụ kiện siêu yêu mà thực tế là bạn không có tiền để trả)…