Dưới đây là một vài điều bạn cần biết về thành viên mới sinh ra trong gia đình mình để hiểu bé hơn.
1. Bé sơ sinh có thể nhìn rất… buồn cười
Đầu của bé sơ sinh có thể hơi bị méo sau một quá trình sinh nở kéo dài đầy vất vả hay lớp lông tơ phủ khắp người bé cũng là điều khiến mẹ cảm thấy lạ lùng.
Khuôn mặt của một số bé có thể còn hơi sưng và mắt thì luôn nhắm (thậm chí có rỉ mắt)… Tất cả những điều đó là hoàn toàn bình thường và bé sẽ rất nhanh chóng có những thay đổi khiến bạn ngạc nhiên.
Cho đến lúc đó, để vượt qua sự mệt mỏi và biến động về tình cảm, bạn phải nhớ điều này: những nỗ lực của bạn về em bé trong những ngày đầu sẽ không uổng phí. Khi được cha mẹ vỗ về, bé sẽ cảm thấy mình được gắn kết và thương yêu.
2. Thóp đỉnh đầu con không phải là “vùng cấm”
Nhiều bà mẹ rất sợ chỗ thóp của con đến mức không dám chải tóc cho con qua chỗ đó. Thế nhưng, bạn không cần phải lo lắng, việc chạm vào thóp và tóc ở gần đó sẽ không gây ra vấn đề gì cả. Chỗ thóp này có thể rung đập vì nó nằm trực tiếp trên mạch máu che phủ não.
3. Bé sẽ cho bạn biết khi nào ăn no
Trẻ con cần ăn hai đến ba lần mỗi giờ - nhưng nếu bạn đang cho con bú, sẽ rất khó để biết được con đã đủ lượng sữa chưa. Các bác sĩ cho biết trọng lượng của em bé chính là chỉ số tốt nhất trong những ngày đầu của bé.
Một bé sơ sinh mất 5-8% trọng lượng của mình trong tuần đầu tiên nhưng sẽ lấy lại cân nặng ở tuần thứ hai. Việc đếm số lần đi tiểu cũng có thể giúp bạn đo tính: lịch trình của bé trong năm ngày đầu tiên là khá lộn xộn, nhưng sau đó, bạn sẽ thấy bé đi tiểu 5-6 lần một ngày, và ít nhất một hoặc hai lần đại tiện.
4. Da khô là một “tiêu chuẩn” của bé sơ sinh
Ban đầu, da bé của bạn sẽ mềm, mịn, nhưng sẽ thay đổi nhanh chóng. Hãy tưởng tượng bé ngâm trong chất lỏng suốt chín tháng, và sau đó tiếp xúc với không khí, chắc chắn da bé sẽ bị khô!
Bạn không cần phải làm bất cứ điều gì để hạn chế, vì nó thường tự bong ra. Nhưng nếu bạn quá lo lắng, bạn có thể dùng dưỡng thể trẻ em không gây dị ứng, không có chất tạo hương để cải thiện làn da.
5. Đừng giấu bé trong nhà
Hãy cho bé ra ngoài trời thay vì giữ khư khư bé trong nhà. Nhưng nhớ giữ bé tránh khỏi ánh nắng mặt trời, tránh những người bị bệnh, và những không gian chật hẹp và đông đúc (như trung tâm mua sắm trong những ngày nghỉ).
Ngoài ra, bạn có thể dạy đứa lớn (nếu có) cách chạm vào bàn chân của em thay vì tay và mặt, điều này sẽ giúp ngăn chặn sự lây lan bệnh tật.
6. Trẻ khóc rất nhiều - đó là cách trẻ giao tiếp
Những tiếng kêu rền rĩ thét to của bé sẽ cho bạn biết bé đang đói, đang lạnh, muốn thay tã bẩn, hay muốn được bế. Những "cuộc hội thoại" đầu tiên này có thể gây bực bội, nhưng yên tâm, qua thời gian, bạn sẽ biết cách xử lý tốt hơn về những gì bé muốn.
7. Bé sơ sinh ngủ rất nhiều
Ba tháng đầu tiên có chút khác biệt khi bé cần ăn 2-3 giờ mỗi lần, do đó bé sẽ không ngủ nhiều. "Nhưng sau 3 tháng tuổi, hầu hết bé sơ sinh có thể ngủ trừ 6 đến 8 tiếng liền.
Trong thời gian đó, cố gắng tạo lịch ngủ ngày và đêm cố định cho bé: không để con ngủ nhiều hơn ba giờ mà không đánh thức giấc con dậy để ăn; vào ban đêm để cho con ngủ thoải mái vì con đang lấy lại cân nặng bị giảm khi sinh.
8. Giai đoạn sơ sinh sẽ trôi qua nhanh
Căng thẳng, mệt mỏi, và cô đơn? Những ngày đầu bé chào đời thật khó khăn. Nhưng tất cả sẽ sớm được để lại phía sau. Và trải nghiệm giai đoạn sơ sinh ấy vẫn luôn là một trải nghiệm chăm sóc con cái mà mọi bà mẹ thường ghi nhớ.