Nguyên nhân phần nhiều do hỏa của tâm và tiểu trường bức huyết đi bừa (huyết nhiệt vong hành).
Sách Y học nhập môn có viết: Niệu huyết là do tâm chuyển nhiệt tới tiểu trường, thường kèm theo các chứng miệng khô, miệng lưỡi phá lở, đầu lưỡi đỏ tía.
Nếu tỳ bị tổn thương không nhiếp được huyết, cộng thêm với thận khí hư, hạ nguyên hư tổn, huyết ra ngoài mạch lạc cũng gây ra niệu huyết. Ngoài ra còn do chấn thương đường niệu.
Trường hợp đái buốt, đi tiểu nhỏ giọt, khó đi, nước tiểu đỏ (lẫn máu) gọi là huyết lâm, nguyên nhân chủ yếu do thận hư kiêm bàng quang thấp nhiệt gặp phải các tác nhân gây suy giảm chính khí quá mức, làm cho bàng quang không khí hóa được, bên trong vừa hư vừa bị tích tụ, sinh ra nội thấp kiêm hiệp nhiệt, thấp nhiệt tích lâu ngày ở hạ tiêu làm tiểu tiện sẫm đỏ, đau, bàng quang không căng, dần dần nước tiểu hơi hồng, buốt giảm, mệt mỏi, rêu lưỡi vàng chất lưỡi đỏ, mạch sác.
Một số bài thuốc thường dùng
1. Nếu tiểu tiện ra máu dùng bạch mao căn, hòe hoa sao kỹ, trắc bá diệp, huyết dụ, ngẫu tiết, hạn liên thảo (cỏ nhọ nồi) đồng lượng mỗi thứ 12g, sắc uống.
2.Trường hợp niệu huyết sắc đỏ tươi, nước tiểu nóng rát, tâm phiền, khát nước dùng tiểu kế 30g, hạn liên thảo 30g, phượng vĩ thảo 30g, sắc uống.
3.Nếu họng khô hay uống nước là do huyết nhiệt thương âm dùng sinh địa 16g, nhẫn đông đằng (dây kim ngân) 16g, tông lư thán (bẹ móc) 16g, bồ hoàng sao 16g, huyền sâm 16g, bản lam căn (rễ chàm mèo) 12g, agiao 12g, địa du sao 10g, để dưỡng âm, thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết.
4.Trường hợp âm thương niệu huyết lại kiêm cả thấp nhiệt phải lợi thủy, thanh nhiệt, dưỡng âm, chỉ huyêt dùng trư linh 9g, a giao 15g, trạch tả 9g, sinh thảo 6g, phục linh 15g, hoạt thạch 12g, đại kế 12g, sắc uống.
5.Nếu tổn thương phần âm thì dùng sinh ý dĩ 40g, xích tiểu đậu 30g, hạn liên thảo 15g, tiểu kế 15, bạch mao căn 30g, sinh địa 15g, đại kế 15g, sắc uống ngày một thang, để thanh nhiệt, lương huyết, chỉ huyết, thông lâm.
6.Tiểu tiện ra máu đỏ tươi kiêm nước tiểu vàng, lưng mỏi, rêu lưỡi vàng, nhớt do thấp nhiệt ảnh hưởng đến huyết, phần âm tổn thương phải tư thận âm, thanh thấp nhiệt, lương huyết, chỉ huyết dùng: sinh bồ hoàng 9g, hoạt thạch 15g, hổ phách bột 5g, hoàng bá 8g, tỳ giải 9g, đăng tâm 4g, tế sinh địa 12g, bạch mao căn 24g, kim tiền thảo 30g, xích tiểu đậu 30g, cam thảo 4g. Sắc uống.
7.Chữa chứng tâm kinh nhiệt thịnh, mặt đỏ, miệng khát, tâm phiền nhiệt thích uống nước mát hoặc tâm nhiệt truyền xuống tiểu trường gây ra lưỡi khô, miệng loét, tiểu tiện ra huyết, đau dùng bài: Đạo xích tán gia giảm gồm: sinh địa, mộc thông, sinh cam thảo, huyền sâm, bạch mao căn, liều lượng bằng nhau, sao giòn, tán mạt, ngày uống 3 lần, mỗi lần 15g, hãm hoặc sắc với một nắm trúc diệp.
8.Người bị huyết lâm, sắc huyết đỏ tía mạch sác, hữu lực thuộc thực nhiệt nên thanh nhiệt lương huyết dùng bài Tiểu kế ẩm tử: tiên sinh địa 40g, tiểu kế 20g, hoạt thạch 20g, mộc thông 10g, bồ hoàng 12g, đạm trúc diệp 12g, đương quy 12g, sơn chi 12g, ngẫu tiết 12g, cam thảo 6g.
9.Nếu bệnh kéo dài sắc huyết đỏ nhạt, đau không nặng lắm, mạch hư sác nên dưỡng âm, chỉ huyết dùng bài Thiến căn tán: agiao 16g, chi tử nhân 8g (sao kỹ) hoàng cầm 20g, thiến căn 30g, sao giòn tán bột, ngày 12g, uống 2-3 lần, có thể sắc uống.
10.Nếu thấp nhiệt hạ chú gây ra huyết lâm, tiểu khó, đi ra máu, miệng khô, họng ráo, rêu lưỡi vàng cáu, mạch hoạt sác, phải thanh nhiệt tả hỏa, lợi thủy thông lâm, lương huyết, chỉ huyết dùng phương Bát chính tán gia giảm gồm: xa tiền tử, cù mạch, biển súc, hoạt thạch, sơn chi, cam thảo, mộc thông, đại hoàng, tiểu kế, bạch mao căn, liều lượng bằng nhau, sao giòn tán mạt, ngày uống 3 lần, mỗi lần 10-15g, sắc với nước đăng tâm thảo.